
http://vnexpress.net- Mỗi năm biết bao thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp
nhưng có bao nhiêu công trình khoa học được họ công bố, khi mà yêu cầu tốt nghiệp
vốn rất chung chung và đánh đồng giữa tạp chí trong nước và quốc tế.
Đó
là ý kiến của Hoàng Văn Xiêm, nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu kỹ thuật cấp
cao Bồ Đào Nha. Ông Xiêm cho rằng, một trong số nhiều nguyên nhân khiến khoa học
Việt Nam ít nghiên cứu công bố quốc tế là do nước ta đang lãng phí chất xám.
Trước
khi trả lời câu hỏi: "Tại sao nhà khoa học làm việc trong nước lại ít có
công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài?", chúng ta có thể tự hỏi:
Nhà khoa học là ai? và tại sao họ lại phải đăng các công trình nghiên cứu trên
các tạp chí nước ngoài?.
Theo
định nghĩa Wikipedia, nhà khoa học (scientist) hiểu theo nghĩa rộng
là một trong những người tham gia vào một hoạt động có tính chất tiếp thu và
chia sẻ kiến thức; nghĩa hẹp hơn là những người sử dụng các phương pháp có tính
chất "khoa học" để tiếp thu, tìm hiểu về các kiến thức của tự nhiên
và xã hội. Các nhà khoa học bao gồm các các chuyên gia hàng đầu trong nhiều
lĩnh vực như toán, kinh tế, vật lý, thiên văn đến các nhà lịch sử, địa lý, triết
học.
Vậy
tại sao nhà khoa học (người Việt Nam, sống tại Việt Nam) lại phải đăng các công
trình nghiên cứu trên các tạp chí nước ngoài?
Đã
là nhà khoa học thì ngoài tìm hiểu tự nhiên xã hội, việc quan trọng thứ hai
chính là chia sẻ các tìm hiểu của mình. Vì vậy, đăng các công trình nghiên cứu
không chỉ cần thiết mà còn bắt buộc để khẳng định, xác nhận người đó là nhà
khoa học.
Vậy
chia sẻ kết quả nghiên cứu của mình ở đâu? Ở Việt Nam có rất nhiều các tạp chí
chuyên ngành đến không chuyên ngành, phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc… Do vậy, nếu
công trình đăng trên tạp chí Việt Nam cũng là điều tốt, hơn thế nữa những công
trình xã hội học nghiên cứu về Việt Nam đăng ở tạp chí trong nước là điều dễ hiểu.
Tuy
nhiên, nếu chỉ chia sẻ các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thôi là chưa đủ.
Khoa học mang tính hội nhập cao, nó thể hiện cả cái "tầm" và trí tuệ
của quốc gia đó. Vì vậy, việc chia sẻ với thế giới là điều nên thực hiện. Có rất
nhiều cách đề chia sẻ, từ việc báo cáo hội thảo, trao đổi thư từ, chuyển giao
công nghệ đến xuất bản trên các tạp chí uy tín nước ngoài. Đây là lý do vì sao
các nhà khoa học Việt Nam "nên" đăng các công trình nghiên cứu trên
các tạp chí uy tín ở nước ngoài.
Thứ
hai, chúng ta đi sâu vào nguyên nhân giới khoa học trong nước có ít (thực ra là
rất ít) các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí nước ngoài? Vấn đề này
được nói đến khá nhiều gần đây trên diễn đàn hay blog của một số nhà khoa học
Việt Nam trong và ngoài nước.
Theo
tôi, thứ nhất, Việt Nam chưa tạo được môi trường để các công trình nghiên cứu
"đơm hoa, kết trái". Đây có thể là yếu tố thường được các nhà khoa học
kiều bào, nghiên cứu sinh ở nước ngoài thường nhắc đến đầu tiên. Ở Việt Nam hiện
chưa có các trung tâm nghiên cứu “thực sự” nơi mà kết quả nghiên cứu trên các tạp
chí được xác định là tiêu chí để đánh giá năng lực của các nhà khoa học.
Cơ
cấu các viện, phòng ban còn rườm rà, chỉ nổi bật lên là vị trí của giám đốc,
lãnh đạo mà không thể thấy rõ được các nhà nghiên cứu khoa học. Những người giỏi
thường bỏ làm khoa học rất sớm và tập trung làm lãnh đạo, đây là sự phí phạm chất
xám vô cùng.
Một
vấn đề nữa liên quan đến môi trường nghiên cứu đó là thủ tục "hành là
chính" vẫn tồn tại như một bức xúc xã hội, những người làm công tác thu
chi, thủ tục ở các viện, phòng ban rất quan liêu, đơn giản như nhà khoa học A
làm thủ tục xin nhận đề tài nghiên cứu phải trải qua quá nhiều cửa mà toàn là cửa
không có chuyên môn, vì thế họ không quan tâm đến kết quả cũng như tầm quan trọng
của công trình, cái họ quan tâm là bao nhiêu phần trăm tiền hoa hồng. Như vậy đến
khi được ký duyệt đề tài thì hỏi còn bao nhiêu kinh phí cho nghiên cứu?.
Thứ
hai, tôi muốn nói đến cuộc sống của các nhà khoa học Việt Nam. Làm khoa học
cũng là một công việc, tuy nhiên công việc đó chỉ được trân trọng một cách tượng
trưng chứ chưa có chính sách đãi ngộ rõ ràng. Mức lương không đủ nuôi sống gia
đình là một thách thức lớn khi ở bên ngoài kia, ngoài bức tường của tri thức là
cuộc sống thường ngày với bao lo toan, cơm áo, gạo tiền. Nhà khoa học cũng là một
con người, họ cần sống cho cả mình và cả gia đình, việc dung hòa giữa tình yêu
công việc và cuộc sống thường ngày rất cần sự quan tâm và chia sẻ của các chính
sách cụ thể.
Lý
do thứ ba là nước ta đang lãng phí chất xám trầm trọng. Tôi muốn nhắc ở đây
không phải là chất xám từ các kiều bào hay các nghiên cứu sinh ở nước ngoài mà
là các bạn thạc sĩ, tiến sĩ trong nước. Mỗi năm biết bao thạc sĩ, tiến sĩ tốt
nghiệp, vậy thử hỏi có bao nhiêu công trình khoa học được các bạn này công bố.
Khi mà yêu cầu tốt nghiệp vốn rất chung chung và đánh đồng giữa tạp chí trong
nước và quốc tế.
Tính
nguyên bản (originality) cũng như cái mới (novelty) trong các luận án thạc sĩ,
thậm chí là tiến sĩ dường như là điều gì đó xa xỉ. Đạo văn đang là một vấn nạn
tồn tại cố hữu hiện nay. Nếu như tại Hàn Quốc hay Đài Loan, các sinh viên cao học
đều tham gia nghiên cứu một dự án, một chủ đề khoa học nào đó nghiêm túc và tập
trung toàn bộ thời gian vào nó, trong khi Việt Nam lại không làm được, người
nghiên cứu vừa làm việc vừa lặn lội kiếm sống, nên họ chỉ dành mỗi tuần vài ba
tiếng đồng hồ vào buổi tối cho nghiên cứu, thử hỏi lấy đâu ra công trình, kết
quả mà công bố?. Các nghiên cứu sinh cũng vậy, nhiều người có trình độ, có đam
mê, nhưng cuộc sống không cho phép họ ngồi hàng ngày ở phòng thí nghiệm, các viện
nghiên cứu với cái bụng lép. Còn gia đình họ nữa.
Nhìn
chung, nếu muốn hạn chế sự lãng phí chất xám chính,Việt Nam cần có chính sách
phù hợp, mềm dẻo sử dụng nguồn chất xám này. Việt Nam hãy mạnh dạn học hỏi các
nước đã áp dụng thành công như Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan, sau đó hãy
theo các mô hình như Mỹ, Đức, Anh.
Hoàng
Xiêm
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment