Để
giúp các bạn có thêm những cách nhìn đúng đắn về ngành nghề Kiến trúc, chúng tôi
gửi đến các bạn lời khuyên chân thành của một giảng viên chuyên ngành kiến
trúc. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn.
![]() |
Lời khuyên cho những người đam mê nghề kiến trúc |
Sau
12 năm giảng dạy đại học, tôi nhận thấy một thực tế là nhiều bạn trẻ có những
ngộ nhận nhất định về định hướng nghề nghiệp- rất nhiều bạn có ý định thi vào
các trường chuyên ngành kiến trúc, nhưng lại không biết nhiều lắm về ngành này,
hoặc hiểu rất phiến diện về nó.
Công
việc của một KTS:
Tất
nhiên là thiết kế, lập trình một công việc liên quan đến nhà cửa hay các loại
hình khác như công sở, trường học, bệnh viện. Nhưng không hẳn tất cả cá KTS đều
thiết kế, vì như thế thì sẽ lấy ai để xây dựng, để thi công, để quản lý công
tác thiết kế. Do vậy KTS có thể hoạt động đa năng trong nhiều lĩnh vực. Với nhu
cầu hiện nay thì KTS chắc chắn là rất cần, và bạn không lo lúc ra trường sẽ
không có việc.
Vẽ
là điều kiện cần, nhưng không đủ:
Nếu
toán lý kém, các môn khoa học kém, bạn đừng hy vọng sẽ bù đắp bằng vẽ mỹ thuật.
Vì vẽ MT chỉ là thi đầu vào, và một KTS thì không chỉ cần vẽ giỏi mà còn phải
giỏi nhiều thứ khác. Toán học giúp bạn thông minh, nhanh nhạy và khoa học. Văn
học giúp bạn mơ mộng và luôn tràn đầy cảm xúc. Thế thì vẽ là chưa đủ bạn hãy bỏ
ý định thi khối V vì dốt Hóa hay những lý do tương tự.
Kiến
trúc không phải là năng khiếu
Bạn
đừng hy vọng đẻ ra mình có năng khiếu về nghề này. Do vậy không có gì chắc chắn
rằng cha mẹ bạn là KTS thì bạn cũng dễ trở thành KTS, không có mã gien này đâu
vì nếu không đã chả đầy thần đồng Kiến trúc nổi tiếng thế giới- năm 3 tuổi đã tự
thiết kế được nhà mình? Bạn chỉ có thể bắt đầu với sự nhẫn nại lớn nhất, luyện
tập đúng cách và nuôi dưỡng ước mơ- đó là một phần giúp bạn thành công. Bạn muốn
học Kiến trúc phải có lòng kiên trì hơn hết.
Bạn
chứ không phải ai khác thi đại học.
Các
bạn thường bị ảnh hưởng của cha mẹ, cha mẹ muốn này muốn khác ta là những đứa
con ngoan biết nghe lời và thế là một ngày đẹp trời bạn bỗng nhận ra là mình
hoàn toàn không phù hợp tẹo nào cái nghề của nợ này và bạn bối rối làm sao? Vậy
ta phải làm gì đây khi đã trót tốn một khoản tiền không nhỏ theo học Kiến trúc,
và phải làm gì đây không lẽ làm lại từ đầu?
Một
số bạn khác lại cố gắng tìm đến những phép màu nhiệm của cuộc sống cất công tìm
đến những thày dạy có tiếng, hay có quyền, với hy vọng biết đâu mình sẽ được lợi?
Nhưng bạn biết đấy vấn đề là bạn thi, chứ không phải các thầy đi thi. Tất nhiên
học một thày giỏi là cơ hội để bạn mở mang kiến thức nếu bạn thật sự cầu thị
còn nếu không thì tôi tin rằng y học bốn phương bó tay. Tôi từng dạy, nhiều người
hoàn toàn không có khả năng nhưng sự nhẫn
nại giúp họ thành công- họ vào trường và học hành rất tốt rồi ra trường rất vững
vàng với công việc. Trong khi đó, nhiều người bắt đầu với một năng lực rất khả
quan, nhưng rồi họ chểnh mảng, họ chán, và kết quả là…như các bạn tự mường tượng.
Học
nghề chứ không phải đua nhau tấm bằng đỏ:
Rất
nhiều bạn cứ nhầm tưởng bạn tốt nghiệp trường đại học danh giá ( như Havard,
hay Kiến trúc Hà nội chẳng hạn) thì có nghĩa là bạn giỏi. Không, bằng cấp chỉ cần
khi bạn đi tuyển dụng, còn lại phụ thuộc vào khả năng bạn làm việc. Vấn đề là bạn
học nghề nên bằng giá nào bạn cũng phải lĩnh hội những kiến thức nghề nghiệp. Tấm
bằng đỏ sẽ vô nghĩa nếu bạn không biết phải làm gì sau khi ra trường. Rất nhiều
sinh viên tốt nghiệp xong than thở rằng họ chẳng học được gì ở trường Đại học-
như thế là không công bằng- vì như tự tôi thấy, rất nhiều điều cần học khi ta
ngồi trên ghế nhà trường.
Kiến
trúc- một nghề lao động như các nghề khác
Nhiều
người muốn thi Kiến trúc, vì nó oai nhưng tôi xin thưa là không có nghề nào oai
hơn nghề nào cả. Vấn đề là bạn yêu thích và phù hợp với nghề nào thôi. Nếu bạn nghĩ
mình đang theo học cái gì đó danh giá thì không khác nào một người phụ nữ mở miệng
là khoe chồng em giỏi. Và nếu bạn nghĩ rằng, làm nghề Kiến trúc thì đầy tiền- lại
một lần nữa bạn nhầm. Tiền không tự nhiên sinh ra, nó được trả theo sản phẩm bạn
tạo lập, và đôi khi nó ít hơn bạn tưởng rất nhiều. Nhiều khách hàng lầu bàu
nói: vẽ có mấy bản vẽ mà đòi lắm tiền thế không biết- vấn đề là bạn có dễ gì để
vẽ mấy cái bản vẽ đó. Bạn phải học 5 năm, làm nghề nhiều năm, phải lao tâm khổ
tứ nhiều lần để mà vẽ ra…mấy cái bản con con như thiên hạ nghĩ. Nhà thì ai cũng
muốn đẹp- nhưng tiền thì …rất ít người muốn trả.
Vẽ
là một môn học nghiêm túc và cần sự tìm tòi
Nhiều
bạn thuở bé vẽ Songoku rất đẹp, hoặc vẽ khủng long rất giống, nhưng vẽ MT lại
khác. Nó cần các bước cơ bạn không thể nhảy cóc. Bạn phải có kiến thức về hình,
về bóng, về cơ thể người ( anatomy), về bố cục, tỷ lệ, và nhiều thứ khác, do đó
học vẽ không vui vẻ tý nào, nó cũng khó không kém gì các môn học khác. Nếu bạn
muốn đi học cho vui- thì bạn lại càng nhầm.
Kiến
trúc thật sự là một nghề vất vả
Bạn
hay lầm tưởng làm KTS dễ ợt đấy là vì bạn bị hoa mắt bởi những thứ truyền thông
vớ vẩn như những cuộc phỏng vấn những người nổi tiếng bạn bị say mê sự hào
nhoáng mà quên mất, thứ ấy chỉ là bề nổi rất mỏng thôi, một tảng băng chìm ở dưới
mà bạn không nhìn thấy. Vậy nên, nhiều bạn thi vào Kiến trúc để hát, để hoạt động
công chúng hoặc biểu diễn văn nghệ bạn không biết rằng những điều đó thật đẹp
nhưng nó không phải là bản chất. Làm nghề Kiến trúc gian nan không kém gì các
nghề khác. Độ rủi ro rất cao, thù lao thì rất thấp và chúng ta bị rất nhiều sự
sách nhiễu của nhiều người có quyền, có tiền…
Bạn
cần học cả hai môn chứ không phải một môn
Trước
đây (10 năm trước), môn MT2 chỉ chiếm 2/10, người ta gọi là đề phụ. Nhưng bây
giờ, tỷ lệ điểm vẽ là 5/5 với trường Kiến trúc, 6/4 với trường Xây dựng. Do vậy
nếu bạn chỉ chăm chăm vẽ đầu tượng, bạn thiếu hẳn một phần cần thiết- đó là khả
năng sáng tạo với hình thể, đường nét- cái mà ta hay gọi là MT2.
sunghiep.com
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment