Trong
quá trình thi công gói thầu “Tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm”
do Ban Quản lý Dự án Vệ sinh môi trường TP (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) thuộc
Sở GTVT TP làm chủ đầu tư, nhà thầu Liên doanh TMEC & CHEC3 (Trung Quốc) tiến
hành kích ống băng sông Sài Gòn được khoảng 183m/410m cống thì gặp sự cố, đầu
khoan bị hỏng nước tràn vào đường ống và nhà thầu đã ngưng thi công. Đến ngày
29/4/2008 nhà thầu từ chối thi công đoạn kích ống băng sông còn lại này, tháo dỡ
tất cả bộ phận máy móc và các thiết bị, đường ống phụ trợ... bỏ lại đầu khoan
dưới đáy sông.
Tập
trung gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ
Anh
Nguyễn Viết Tường Vũ - một kỹ sư trẻ, được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng công
trình “Kích ống D3000 băng sông Sài Gòn” cho biết, tiếp nhận “khúc xương” của
nhà thầu Trung Quốc để lại, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM gặp nhiều
khó khăn. Đây là công nghệ còn mới so với Việt Nam và phải thực hiện ở độ sâu
tương đối lớn (40m), do công trình đã ngưng thi công hơn hai năm, đầu kích còn
lại trong lòng cống hư hỏng nặng, tuyến cống bị bó cứng và nằm sâu trong lòng đất
nên công tác giải kẹt, vệ sinh giếng kích, làm sạch tuyến cống, đầu khoan cũ, lắp
đặt các thiết bị thi công mới tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Trong
quá trình giải kẹt, kích thử và kích liên tục, dự án đã gặp nhiều sự cố. Chẳng
hạn, khi vận hành đầu khoan gặp rất nhiều dị vật như vỏ xe, dây cáp, dây thép,
vỏ đạn... gây kẹt hệ thống bơm bùn và làm cháy mô tơ máy nghiền trộn đất đá của
đầu kích. Hệ thống điện PLC điều khiển tự động của hệ thống đầu kích cũng bị hư
hỏng nặng, đến ngày 17/8/2011 Công ty đã xử lý xong và tiếp tục kích ống. Ngoài
ra do điều kiện môi trường thi công ẩm ướt nên các sự cố hư hỏng về thiết bị điện
liên tục xảy ra. Hơn nữa, tuyến cống cũ do nhà thầu Trung Quốc để lại đã bị lệch
tọa độ so với giếng bờ Đông là rất lớn (phương ngang 800mm và theo phương đứng
750mm) nên công tác kiểm tra, định vị và điều khiển đầu kích vào giếng bờ Đông
phải hết sức thận trọng. Vì thế, mặc dù khả năng kích cống có thể thực hiện từ
3-4 cống/ngày nhưng Công ty chỉ kích 1 cống/ngày để định vị đầu khoan đúng tim
tuyến kích, điều này cũng làm kéo dài thời gian thi công.
Để
hoàn thành công trình trước thời hạn, tập thể kỹ sư, công nhân Ban Điều hành dự
án đã làm việc 24/24 giờ, bất kể ngày thứ
bảy, chủ nhật, mưa hay nắng, trong điều kiện môi trường lao động dưới độ sâu
40m. Thời gian kích một chiếc cống dài 3m, nặng 27 tấn kéo dài từ 8-12 giờ, khó khăn là thế nhưng với
quyết tâm, ý chí, đội ngũ 54 người CB-CN đã lao động sáng tạo, làm chủ công nghệ
mới, hoàn thành công trình một cách xuất sắc, bảo đảm thời gian, chất lượng.
![]() |
Thời gian kích một chiếc cống dài 3m, nặng 27 tấn từ 8-12 giờ. |
Tiên
phong trong công nghệ khoan kích ngầm
Công
nghệ khoan kích ngầm là công nghệ mới ở Việt Nam, khi ứng dụng thể hiện nhiều
ưu điểm so với công nghệ đào hở truyền thống là ít chiếm dụng mặt bằng, giảm ùn
tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ít ảnh hưởng đến đời sống của
người dân so với việc đào đường thông thường.
Gói
thầu 7B hoàn thành đã khẳng định được Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM
là nhà thầu Việt Nam đầu tiên đi tiên phong trong việc thực hiện khoan kích ngầm.
Dự án thành công có ý nghĩa rất lớn, một mặt đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ
năng lực để thực hiện các dự án khoan kích ngầm của TP trong tương lai, mặt
khác tiết kiệm được nguồn ngân sách lớn cho TP trong điều kiện kinh tế đất nước
còn nhiều khó khăn.
Công
trình còn tiết kiệm chi phí, gần 75 tỷ đồng (tương đương 3,9 triệu USD), so với
các dự toán của các phương án khác để thực hiện tiếp tục khoan kích ngầm băng
sông Sài Gòn.
Bằng
những cố gắng nỗ lực của đội ngũ công nhân kỹ thuật, dự án khoan kích băng sông
Sài Gòn được công nhận và khen thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2011 với
tên đề tài sáng kiến “Biện pháp giải kẹt và thi công tuyến cống D3000 băng sông
Sài Gòn bằng công nghệ khoan kích ngầm” mang lại hiệu quả tiết kiệm cho ngân
sách Nhà nước khoảng 87,5 tỷ đồng và rút ngắn thời gian hoàn thành công trình
430 ngày.
giaothongvantai.com
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment