Hôm
nay, hãy cùng điểm danh 4 đường hầm nổi tiếng thế giới nhờ quy mô
hoành tráng cùng thiết kế độc đáo nhé!
1.
Đường hầm Channel (nối liền Anh và Pháp)
Tính
đến thời điểm tháng 12/2010, đường hầm Channel là đường hầm dưới nước dài nhất
trên thế giới. Ngoài phần trên mặt đất dành cho các phương tiện giao thông
thông thường, đường hầm còn nổi tiếng nhờ phần nằm dưới mặt nước dài 38km, bao
gồm ba đường hầm nhỏ hơn nối liền giữa Anh và Pháp.
Kế
hoạch xây dựng đường hầm Channel bắt đầu năm 1802. Nhưng thực tế, công trình
này chỉ được khởi công từ năm 1987 và kéo dài cho đến khi đường hầm mở cửa năm
1994. Đường hầm Channel được xem là một trong những đóng góp to lớn cho ngành Kỹ
thuật Xây dựng do những khó khăn và thử thách gặp phải trong suốt quá trình
hoàn thành.
Hiện
nay, đường hầm Channel là điểm đi qua của rất nhiều đoàn tàu chạy liên thông giữa
Anh và Pháp.
2.
Đường hầm Seikan (Nhật Bản)
Đường
hầm Seikan nằm bên dưới eo biển Tsugaru, nối liền hai đảo Honshu và Hokkaido của
Nhật Bản. Đường hầm này được xây dựng để tránh giảm thiểu các tai họa xảy ra
khi di chuyển bằng tàu bè trên eo biển Tsugaru do thời tiết khắc nghiệt. Trong
lịch sử, một trong những tai họa đường biển thảm khốc nhất nước Nhật đã xảy ra
vào năm 1954, cướp đi mạng sống của 1.430 người.
Việc
xây dựng đường hầm Seikan gặp rất nhiều khó khăn do cấu tạo đặc biệt của loại
đá nằm dưới eo biển. Trong khoảng thời gian đầu, các công nhân không thể sử dụng
máy khoan để thông đường. Tuy vậy, dưới nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban quản lý
và các đội công nhân, đường hầm này cuối cùng cũng được hoàn thành vào năm 1988
với tổng chi phí lên đến 7 tỷ USD (tương đương 146 nghìn tỷ VNĐ).
Ngày
nay, đường hầm Seikan được sử dụng làm đường hầm tàu hỏa.
3.
Đường hầm Laerdahl (Na Uy)
Đường
hầm Laerdahl của Nauy được coi là đường hầm dành cho ô tô dài nhất trên thế giới
với tổng chiều dài 24,5km, nằm ở hạt Sogn og Fjordane. Laerdahl được xây dựng với
mục đích nối liền các thành phố Oslo, Bergen, Laerdahl và Eurlann.
Không
chỉ là đường hầm dành cho ô tô dài nhất thế giới, Laerdahl còn nổi tiếng với hệ
thống đèn rất đẹp của mình.
Dự
án chính thức khai trương năm 2000, giúp việc di chuyển trên tuyến đường này trở
nên hết sức dễ dàng, xóa bỏ được những khó khăn về địa hình do núi và hệ thống
sông ngòi chằng chịt phía Tây Na Uy gây ra.
Vì
tầm quan trọng của mình nên ngay khi đường hầm có dấu hiệu rạn nứt sau một thời
gian sử dụng do kết cấu đá không đủ vững, chính phủ Na Uy lập tức đã có biện
pháp gia cố để đảm bảo an toàn cho người dân.
4.
Đường hầm Thủ Thiêm (Việt Nam)
Và
dĩ nhiên, chúng ta không thể quên đường hầm Thủ Thiêm, công trình vượt sông đầu
tiên tại khu vực Đông Nam Á được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Sau hơn 6 năm thi công, theo kế hoạch, hầm Thủ Thiêm sẽ bắt đầu thông xe từ
ngày 20/11 tới đây.
Dự
án đường hầm Thủ Thiêm nằm trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, thành phố Hồ
Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm xóa mờ khoảng cách giữa khu đô thị
và vùng ngoại ô. Đây là một trong những công trình trọng điểm, sử dụng công nghệ
hiện đại, yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình xây dựng.
Đường
hầm có tổng chiều dài 1,49km, rộng 33m, gồm ba đoạn: 585m hầm dẫn từ phía bờ Quận
1, 535m hầm dẫn phía bờ Quận 2 và 370m hầm chìm dưới đáy sông Sài Gòn. Bên
trong đường hầm được thiết kế 2 đường xe chạy riêng biệt, ngược chiều nhau. Mỗi
đường có 3 làn xe.
Bên
cạnh đó, hầm Thủ Thiêm còn có 2 lối thoát nạn nằm dọc 2 bên hông, được ngăn
cách với phần đường cho xe lưu thông bởi tường bê tông dày 0,5m. Sau khi thông
xe, đường hầm Thủ Thiêm sẽ cho ô tô lưu thông 24/24 với tốc độ tối đa 60km/giờ.
Những loại phương tiện như xe máy (tốc độ tối đa 40km/giờ) và xe trọng tải lớn
chỉ được lưu thông theo giờ quy định.
http://kenh14.vn
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment