Để
hoàn thành công trình tạo đảo và sau đó xây dựng sân bay, người Nhật đã phải khổ
chiến trong 20 năm với 1500 tỷ yên phí tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với
550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo ( bao gồm làm móng xây đê và đổ đất
làm đảo).
Đáy
biển Osaka có tầng đất nhão dày 20m, phía dưới là tầng đất hồng tích dày 400m nữa.
Muốn làm sân bay phải có móng thật chắc. Tiếp theo, họ xây dựng một con đê bảo
vệ vây lấy biển sẽ xây đào. Con đê dài 11 km làm trong hai năm gồm: 8666m đê bằng
đá hộc đổ thoai thoải, 1790m đê bằng những khúc gang cong, 721m đê bằng các rọ
đất đá, ngoài ra còn có 780 đê đóng bằng cọc sắt. sau khi làm xong đê này, mới
bắt đầu đổ đất cát thành đảo. Trải qua ba năm làm việc ngày đêm không nghỉ. Người
ta đã đổ vào đó 180 triệu mét khối đất cát, hoàn thành một hòn đảo nhân tạo cao
33m từ đáy trơ lên.
Sau
khi làm xong đào, người ta bắt tay vào xây dựng sân bay KanSai. Trước đó, Nhật
Bản đã mở rộng cuộc thi tuyển các đồ án thiết kế sân bay, cuối cùng học đã chọn
đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Gien Gio Piano. Sự ưu việt của đồ án này
là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng
bằng thép không rỉ lắp ráp với kính màu. Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu
sân bay trong như con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn
như sóng. Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra.
Nhìn toàn bộ công trình nhẹ nhàng và thanh thoát. Bên trong tòa lầu chiều dài
1,7 km có bốn tầng với tổng diện tích 300.000 m2 có 37 hệ thống tam cấp tự động
và các phòng thông thoáng bố trí khoa học.
![]() |
Kansai là sân bay hiện đại nhất thế giới. |
![]() |
Cấu trúc đặc biệt của sân bay. |
![]() |
Bên trong sân bay Kansai. |
![]() |
Một góc sân bay nhìn từ bên ngoài |
Sân
bay KanSai có đường bay dài 3500m, rộng 60m màu xám đen, có khả năng tiếp nhận
160.000 lượt máy bay hạ cánh trong 1 năm. Để tăng cường độ ma sát của đường
bay, người ta tạo ra những rãnh nhỏ ngang đường bay tổng cộng 10320m rãnh, mỗi
rãnh rộng 6mm sâu 6mm.
Hiện
nay, sân bay KanSai phải đối mặt với những khó khăn, sân bay không có vật cản
gió cho những máy bay lên xuống. Công ty hàng không Nhật quy định, nếu gặp sức
gió vượt quá 13m/s sẽ đình chỉ máy bay lên xuống. Như qua điều tra được biết, vịnh
Osaka những ngày có sức gió 13m/s chỉ chiếm 0,6% một năm. Khó khăn thứ hai là:
sự ăn mòn của muối biển, nước biển thì khỏi phải nói, nhưng gió biển cũng chứa
đầy muối. Để chống muối, Nhật đã lắp đặt hệ thống máy lọc muối ở những chỗ
thông gió. Song tuổi thọ của máy lọc muối chỉ được 1 năm, nên hàng năm phải
thay hàng lọat, mỗi lần thay tốn tới 100 triệu Yên.
Khó
khăn thứ ba là : sân bay xây dựng trên đảo nhân tạo nên thường xuyên bị lún.
Theo tính toán thì sau 30 – 50 năm đảo mới ổn định. Người phụ trách sân bay đã
tính, ở đây nước sâu 18m, đảo cao từ đáy trở lên 33m bình quân mỗi ngày đảo lún
1 mm đến khi ổn định sân bay vẫn cao hơn mặt biển 4m. Hơn nữa đảo có 98 cột lớn
làm trụ cho toàn nền đảo, toàn bộ những kiến trúc trên đảo đều mỏng nhẹ nên có
thể yên tâm.
Mặc
dù có những khó khăn không nhỏ, nhưng sân bay quốc tế KanSai rất tiện lợi. Như
lời người phụ trách nói: “ Thông với 4 phương 8 hướng ra vào thuận tiện”. Thông
thường đi máy bay thì nhanh, nhưng muốn ra sân bay phải mất thời gian di chuyển.
Sân bay quốc tế Kansai đã cố gắng khắc phục về phương diện này.
![]() |
Đường giao thông nối đảo sân bay |
Để
duy trì mối giao lưu sân bay với bên ngoài, trước hết Nhật Bản cho xây cầu sắt
nối liền đảo với đất liền dai 3,7km cầu gồm 2 tầng, tầng trên rộng 30m có 12 đường
xe hơi chạy với tốc độ 80km/h, tầng dưới là đường sắt. Cầu có 31 mố cầu, người
ta đóng cọc sắt sâu xuống đáy biển 60m. Chiều cao của cầu là 108m. Thuyền bè
hàng ngàn tấn có thể qua lại dưới chân cầu. Có chiếc cầu này hành khách có thể
đi xe điện xe hơi từ Osaka, Kyoto, Kobe… thẳng đến tòa lầu của sân bay. Ngoài
ra, sân bay còn có tàu thủy cao tốc đưa đón khách đến Asaka và các đảo lân cận.
Người phụ trách sân bay tự hào nói: “sân bay có thiết kế đường bộ và đường thủy
vào thẳng đến tận nơi, thì trên thế giới này rất hiếm thấy. Ngoài ra, tại sân
bay Kansai hành khách có thể chuyển đổi đường bay quốc tế và trong nước tùy ý,
đồng thời chuyển đổi được 22 đường bay nội địa tới các thành phố lớn nhỏ trong nước”.
Do
xây dựng sân bay Kansai với phí tổn quá lớn nên người ta dự tính rằng phải 23
năm sau sân bay mới hoàn được vốn. Hiện nay lệ phí đánh vào các máy bay hạ cánh
xuống sân bay Kansai rất cao. Một máy bay Boeing 747 mỗi lần hạ cánh phải nộp 1
triệu Yên, đây là giá đắt nhất trong các sân bay trên thế giới, nên rất nhiều
nước không dám ký kết trước. Tuy vậy hiện nay, đã có 44 quốc gia có công ty ký
kết hợp đồng với Kansai.
Ngày
4/9/1994, sân bay Kansai bắt đầu kinh doanh, họ tính toán mỗi năm sẽ có khoảng
30 triệu lượt người ra vào sân bay.
Hiện
nay, Bộ giao thông vận tải Nhật Bản đang vạch kế hoạch mở rộng diện tích đảo
lên tới 1200 hecta để làm thêm một đường bay mới và một đường bay chuyên dụng
cho lúc gió to cấp 13. Nếu thực hiện tất cả các kế hoạch này sẽ tốn tới 2500 tỷ
Yên.
Hãy
chia sẻ hình ảnh du lịch của bạn tại địa chỉ banbientap@sotaydulich.com.vn để
Ban biên tập www.sotaydulich.com đăng tải lên Cổng thông tin Sổ tay du lịch và
khám phá cho đông đảo bạn đọc được tham khảo và chia sẻ những cảm xúc của chính
mình.
Bạn
đang xem bản tin Sân bay quốc tế Kansai - Truyện thần thoại thời hiện đại
từ
Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá – www.sotaydulich.com
www.sotaydulich.com
sưu tầm
Ảnh:
Corbis / Flickr
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment