Dự án thủy điện Dakdrinh
được bố trí ở lưu vực sông Dakdrinh thuộc huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi và huyện
KongPlong tỉnh Kontum, cách thành phố Quảng Ngãi 70km về phía Tây. Thủy điện
Dakdrinh có công suất 125 MW, là bậc thang thứ nhất và có khả năng cung cấp điện
năng lớn nhất trong báo cáo quy hoạch bậc thang các dự án thủy điện trên sông
Trà Khúc do Tổng công ty điện lực Việt Nam lập và đã được Chính phủ phê duyệt.
Dự án thủy điện Dakdrinh do Công ty cổ phần thủy điện
Dakdrinh là chủ đầu tư, đại diện cho 4 Đồng chủ đầu tư lớn là: Tổng công ty Dầu
khí Việt Nam PVN, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam BIDV, Tổng công ty Xây dựng
và Phát triển hạ tầng LICOGI, Tổng công ty Sông Đà.

Dự án thủy điện Dakdrinh được bố trí theo sơ đồ đường dẫn. Tuyến
đầu mối gồm Đập dâng, Đập tràn và Cửa lấy nước được bố trí ở khu vực hợp lưu
của 2 nhánh sông Dakdrinh và Dak Roman. Đường dẫn nước nối từ cửa lấy nước đến
nhà máy thủy điện có tổng chiều dài 11km, trong đó có 10,5km đường hầm, 0,5km
đường ống hở.
Thành phần công trình của thủy điện
Dakdrinh bao gồm:
- Đập dâng: Được
bố trí trên sông Dakdrinh, là đập bê tông trọng lực bằng bê tông đầm lăn, nền
đập được đặt trên đới granite, được khoan phụt xi măng chống thấm.
- Đập tràn xả lũ:
gồm 4 khoang bố trí ở lòng sông, tiêu năng sau tràn bằng mũi phóng, xả trực
tiếp vào lòng sông thiên nhiên. Đập được trang bị các cửa van điều tiết và phai
sửa chữa, điều khiển bằng máy nâng thủy lực và cẩu chân dê.
- Cửa lấy nước:
Được đặt ở eo hồ chứa, cách tuyến đập khoảng 4km về phía thượng lưu.
- Đường hầm áp lực
- Tháp điều áp
- Đường ống hở
- Nhà máy thủy
điện: Kiểu hở, gồm 2 tổ máy với tổng công suất 125MW. Trạm phân phối điện ngoài
trời 110KV cách nhà máy thủy điện 200m đặt ở độ cao 94m.
Nhà máy thủy điện Dakdrinh được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia
qua đường dây 220KV dài 70km vào trạm biến áp Dốc Sỏi.
Khu quản lý vận hành Nhà máy
thủy điện dự kiến sẽ đặt ở thành phố Quảng Ngãi.
Các thông số cơ bản và đặc trưng
của dự án:
1. Đặc trưng hồ chứa:
- Diện tích lưu
vực: 420km2
- Cao trình mực nước dâng bình
thường MNDBT +410,00
- Cao trình mực nước
chết: MNC
+374,00
- Cao trình mực nước dâng gia
cường: MNDGC + 412,20
- Diện tích mặt hồ ứng với
MNDBT: Fmndbt 9,12km2
- Diện tích mặt hồ ứng với MNC Fmnc 2,83km2
- Diện tích mặt hồ ứng với MNC Fmnc 2,83km2
- Dung tích toàn
bộ Vtb 249,3
triệu m3
- Dung tích
chết Vc 44,04
triệu m3
- Dung tích hữu
ích Vhi 205,25
triệu m3
- Cột nước lớn
nhất Hmax 330,6
m
- Cột nước thấp
nhất Hmin 268,5
m
- Cột nước tính
toán
Htt 301,9 m
- Cột nước bình
quân Hbq 314,5
m
2. Đập tạo hồ là đập bê tông trọng lực theo công
nghệ bê tông đầm lăn:
- Cao trình đỉnh
đập +
414,50
- Chiều dài theo đỉnh
đập 360
m
- Chiều cao đập lớn
nhất 94
m
3. Đập tràn có cửa van cung, đóng mở bằng xi
lanh thủy lực:
- Cao độ ngưỡng
tràn +
395,00
- Kích thước cửa
tràn ( n x B
x H ) 4 x 14m x 15 m
4. Cửa lấy nước loại giếng đứng:
- Kính thước cửa lấy
nước ( B x H
) 3,9 m x 3,9 m
- Lưu lượng thiết kế lấy nước 47,6
m3/s
5. Đường hầm áp lực loại có áp, đào trong núi:
- Đường kính đường
hầm
D 3,9 m
- Chiều dài đường
hầm L 10,214
km
- Lưu lượng thiết kế qua
hầm 47,6
m3/s
6. Nhà máy thủy điện loại hở với 2 tổ máy:
- Công suất lắp
máy
Nlm 125,00 MW
- Công suất đảm
bảo
Ndb 35,77 MW
- Loại
tuabin Tâm
trục
- Lưu lượng lớn nhất của nhà
máy Q 47,6
m3/s
- Điện lượng bình quân nhiều
năm E 520,89.106
kWh
- Điện lượng đảm
bảo Edb 317,40.106
kWh
7. Tổng mức đầu tư theo giá quý 4/2006: 3.003 tỷ VND
Dự kiến các mốc tiến độ chính của
dự án:
- 15 /3 đến 20 /4
/2007 Thẩm
định dự án đầu tư XDCT
- 30 /4
/2007 Phê
duyệt dự án đầu tư XDCT
- Tháng 12
/2007 Khởi
công xây dựng công trình
- Tháng 12 /2011 Bắt đầu phát điện tổ máy số 1
- Tháng 12 /2011 Bắt đầu phát điện tổ máy số 1
(theo Licogi, www.vncold.vn)
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment