Trận
lụt khủng khiếp
Ngày
1/2/1953, một trận bão kèm theo sóng biển cao khủng khiếp đã phá tan hệ thống
đê điều của Hà Lan. Gần 1.900 người thiệt mạng, hơn 4.000 tòa nhà bị phá hủy. Lụt
lội buộc 70.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa.
Nước
lạnh biến làng mạc và trang trại trở thành những chiếc hồ đầy xác bò. Nhận thức
rõ thảm họa do lũ lụt gây ra còn tồi tệ hơn, bởi một nửa diện tích Hà Lan, kể cả
hai thành phố lớn là Amsterdam và Rotterdam đều nằm dưới mực nước biển, người
Hà Lan quyết tâm không để thảm cảnh tương tự xảy ra.
Công
trình thiên niên kỷ
Với
Dự án Delta, chi phí khoảng 8 tỷ USD thực hiện từ năm 1958 - 2002, người Hà Lan
dựng lên một hệ thống đê chắn sóng biển và ngăn lũ lụt được đánh giá là hoàn hảo
nhất thế giới. Hệ thống này được thiết kế với độ vững chắc đủ để chịu được trận
bão lớn với mức độ chỉ xảy ra một lần trong 1.000 năm. Khoảng 3.000 km đê bao
biển và 10.000 km đê bao sông và kênh rạch được nâng lên, cũng như khép kín các
cửa sông trong khu vực.
![]() |
Đê chắn sóng Maeslant. |
Trong
kế hoạch, dự án còn xây dựng những tổ hợp đê chắn sóng đồ sộ, gồm nhiều cửa
ngăn nước có thể đóng lại để ngăn lụt lội và mở ra trong điều kiện bình thường
cho nước biển thông với các cửa sông, bảo vệ được hệ sinh thái và sinh vật sống
trong thiên nhiên.
Một
trong những tổ hợp là đê chắn sóng biển Eastern Scheldt, tiếng Hà Lan gọi là
Oosterschelde. Sau khi hoàn tất năm 1986, đê chắn sóng Eastern Scheldt đã giảm
độ cao của sóng biển từ 3,4 m xuống còn 3,25 m.
Một
tổ hợp chắn sóng biển hùng vĩ khác là đê chắn sóng Maeslant hay Maeslantkering,
án ngữ luồng vận tải đường thủy Nieuwe Waterweg giữa các thị trấn Hoek van
Holland và Maassluis. Hoàn công năm 1997, đê chắn sóng Maeslant là một trong những
công trình bằng thép di động lớn nhất thế giới.
Khi
mực nước biển dâng lên, các “bức tường chắn sóng” của Maeslant được máy tính điều
khiển đóng lại. Nước được đổ đầy vào các “tank” chứa dọc theo tường chắn sóng để
trọng lượng của chúng tạo độ vững chắc, khiến nước không thể tràn qua.
![]() |
Đê chắn sóng biển Eastern Scheldt. |
Ngoài
ra, dọc sông Rhine còn có ba đập chắn nước di động. Trong đó, đập chắn nước di
động gần làng Hagestein, hoàn công năm 1960, nhằm kiểm soát mực nước và sản xuất
điện năng trên sông Lek. Dài 54 m, đập này gồm hai cửa lớn có khớp nối với các trụ
xi măng. Trong điều kiện bình thường, các cửa này xoay lên trên. Khi xoay xuống,
chúng sẽ có tác dụng ngăn nước. Những con đập di động giống như ở Hagestein
ngày nay đang là mô hình để xây dựng hệ thống điều tiết nước trên toàn thế giới.
Giới
khoa học đánh giá Delta là một trong những công trình xây dựng hùng vĩ nhất
trong lịch sử nhân loại và được Hiệp hội Xây dựng dân dụng Mỹ xếp trong “top” 7
kỳ quan của thế giới đương đại.
Giám
sát tự động “sức khỏe” đê điều
![]() |
Đập chắn nước di động Hagestein. |
Ngoài
việc thiết lập một hệ thống điều khiển và bảo dưỡng, người Hà Lan còn ứng dụng
các hệ thống giám sát tự động để theo dõi tình trạng của đê điều. Họ cho lắp đặt
các cảm biến sợi quang học và điện tử trong đê để xác định những thay đổi trong
thân đê, cũng như giám sát áp suất hay mực nước.
Chi
phí hàng năm dành cho duy tu hệ thống đê ở Hà Lan vào khoảng 500 triệu USD. Tuy
nhiên, theo người dân Hà Lan, con số này không thấm gì so với giá trị tổng sản
phẩm quốc nội GDP của đất nước và họ coi đây như một dạng “phí bảo hiểm”.
Lan
Khanh
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment