Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thủy lợi với tỷ lệ 93,08% đại
biểu tán thành. Luật gồm 10 Chương 60 Điều quy định về điều tra cơ bản, chiến
lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai
thác và vận hành công trình thủy lợi, hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch
vụ thủy lợi; bảo vệ công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền
và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi. Đối
tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước năm 2015. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Về quy hoạch thủy lợi, Luật quy định những nội dung mang
tính đặc thù của hoạt động thủy lợi như Các loại quy hoạch thủy lợi (Điều 12),
nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi (Điều 13), nội dung quy hoạch thủy lợi (Điều
14); các vấn đề khác về quy hoạch như thẩm quyền xây dựng, phê duyệt quy hoạch,
trình tự, thủ tục xin ý kiến tổ chức, cá nhân... sẽ thực hiện theo quy định của
Luật Quy hoạch để bảo đảm tính thống nhất giữa hai Luật.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, đối
với quy định về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi (Điều 4), có ý
kiến đề nghị bổ sung thêm một khoản về đa dạng hóa các loại hình đầu tư, quản
lý, khai thác các công trình thủy lợi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, bổ
sung nội dung này vào khoản 7; có ý kiến đề nghị tại khoản 1 cần bổ sung quy định
về việc ưu tiên sửa chữa các công trình thủy lợi có tác dụng tốt nhưng đã xuống
cấp hoặc công trình thiếu vốn, bị bỏ dở.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng khoản 1 Điều
4 quy định về chính sách của Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng công trình thủy
lợi mới có tầm quan trọng đặc biệt, công trình ở vùng có điều kiện tự nhiên,
kinh tế-xã hội khó khăn; còn việc sửa chữa, bảo trì nâng cấp công trình thủy lợi
hiện có là hoạt động thường xuyên trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi
được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20.
Trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sửa chữa, bảo trì, đầu
tư nâng cấp, xây mới, hiện đại hóa công trình thủy lợi là của chủ sở hữu công
trình thủy lợi được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 . Riêng việc xử lý đối
với những công trình thủy lợi xây dựng bị bỏ dở do thiếu vốn không thuộc đối tượng
điều chỉnh của Luật này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội
không bổ sung quy định trên vào Luật.
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment