Trường Đại học Thủy lợi - cơ sở Phố Hiến nằm trong Khu đô thị
ĐH Phố Hiến được Chính phủ phê duyệt quy hoạch có diện tích 1.000 ha, trong đó
diện tích đất sử dụng xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ khoảng 700 ha và diện tích sử dụng xây dựng đô thị khoảng
300 ha, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của khoảng 80.000
sinh viên và khoảng 1.000 cán bộ, nhân viên của các cơ sở nghiên cứu phát triển
khoa học và công nghệ.
![]() |
Khu kí túc xá (KTX) gồm các tòa nhà 8 tầng đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn sinh viên. |
![]() |
Xung quanh khuôn viên trường được xây tường bao kiên cố, tách biệt với khu dân cư, đồng ruộng và cả khu nghĩa địa ngay cạnh đó |
![]() |
Trong khuôn viên trường những khoảng đất trống cỏ mọc um tùm... |
![]() |
...cỏ mọc lên cả những phần vỉa hè đã được lát gạch. |
![]() |
Những con đường nội bộ rộng rãi đã được xây dựng kết nối các khu nhà với nhau. |
![]() |
Khu vực cổng chính không hề có bất cứ tấm biển tên hay một thông tin nào khác chỉ dẫn đây là trường Đại học Thủy lợi- cơ sở Phố Hiến và luôn có 2 đến 3 bảo vệ thường xuyên túc trực. |
![]() |
Trên cảnh cổng sau dẫn vào khu thể thao và KTX gắn tấm biển "cho thuê sn bóng thủy lợi". |
Tuy nhiên, việc đưa sinh viên về cơ sở này, ngay sau đó đã gặp
nhiều khó khăn, do Trường ĐHTL là trường đầu tiên tổ chức đào tạo tại Khu đại học
Phố Hiến nên cơ sở hạ tầng của khu đại học: Kết nối giao thông, cơ sở hạ tầng
thể dục, thể thao, thư viện,… chưa có.
Ngoài ra, qua tìm hiểu nhiều sinh viên phải xa bạn bè học tập
ở các trường đại học khác, chưa có môi trường học tập tập trung,… dễ gây buồn
chán trong sinh viên; Hệ thống môi trường xã hội phù trợ: như việc làm thêm để
tăng thêm thu nhập của đại bộ phận SV chưa có, chưa đáp ứng yêu cầu; Tâm lý
trong sinh viên là được học tập tại các khu đô thị tập trung như Thủ đô Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh vẫn còn nặng nề.
Vì vậy, ngay sau khi đưa sinh viên về Hưng Yên bất thành, ĐH
Thủy lợi đã phải đưa 3.000 sinh viên K58 trở lại Hà Nội; còn cơ sở ở Hưng Yên
chủ để tổ chức các lớp bồi dưỡng, các khóa học ngắn hạn, khóa học chuyên
ngành,… phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành.
Loay hoay tìm giải pháp
Theo tìm hiểu được biết, dự án đầu tư mở rộng trường ĐH Thủy
Lợi được khởi động từ năm 2005, ban đầu đặt tại huyện Chương Mỹ, Hà Tây (cũ).
Sau đó, năm 2012, Bộ NNPTNT phê duyệt điều chỉnh chuyển dự án về Khu ĐH Phố Hiến
(Tiên Lữ, Hưng Yên).
Năm 2014, dự án được khởi công và rất nhanh, hoàn thành cuối
năm 2016, với tổng mức đầu tư là 1.137,35 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) là 986,103 tỉ đồng; vốn trong nước là 151,23 tỉ đồng; vốn
NSNN là 142,61 tỉ đồng và nhà trường chỉ có vỏn vẹn... 8,63 tỉ đồng.
Song song với đó, quá trình giải ngân cũng "thần tốc"
không kém. Hiện tại, theo nguồn tin riêng của PV Báo Lao Động, đơn vị Chủ đầu
tư đã quyết toán gần như toàn bộ các gói thầu xây lắp chính của dự án.
Vậy nhưng trái lại, việc khai thác cụm trường ngàn tỉ này lại
tỏ ra vô cùng ì ạch và kém hiệu quả. Tại thời điểm tháng 5.2018, dù có thể đáp ứng
việc dạy và học cho gần 15.000 sinh viên nhưng cả trường chỉ có khoảng… 400 sinh viên.
Đã thế, các em này cũng không phải đến để học văn hóa, mà là
học một số chương trình ngoại khóa, chỉ lưu lại một vài tuần rồi lại về trụ sở
chính ở Hà Nội…
Theo Báo Lao động: https://laodong.vn/xa-hoi/can-canh-khu-truong-nghin-ti-nhung-e-sung-cua-dai-hoc-thuy-loi-608197.ldo
Blogger Comment
Facebook Comment