“Phần mềm mới đã phát triển được phương pháp đo dòng chảy
sông thông qua phân tích ảnh, gọi là KU_STIV của Đại học Kobe, Nhật Bản. Công
nghệ này giúp chúng ta có được những dữ liệu chính xác hơn về tốc độ dòng chảy
sông có thể sử dụng được trong việc lập các chiến lược quản lý rủi ro, lũ lụt”
- Fujita Ichiro, một giáo sư tại Trường đại học Kỹ thuật tại Đại học Kobe cho
biết.
Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu phải gánh chịu nhiều thiên
tai, lũ lụt tác động hàng năm - một trong những thiên tai gần đây nhất vào
tháng 9 năm 2015 khi đê sông Kinugawa bị vỡ, khiến nước sông tràn vào thị trấn
Joso. Dữ liệu chính xác về lượng mưa và tốc độ dòng chảy chính là những yếu tố
quan trọng trong việc thành lập các chiến lược quản lý rủi ro lũ lụt. Nhờ sự
phát triển của của công nghệ radar, việc đo lượng mưa đã trở nên chính xác hơn,
tuy nhiên, việc đo đạc tốc độ dòng chảy của sông vẫn còn phải thực hiện theo
phương pháp cũ: Thả phao nổi đo tốc độ và ước tính tốc độ qua tốc độ vận chuyển
của phao trên một đoạn cụ thể của sông. Khi lũ lớn xuất hiện thì phương pháp
này trở nên vô cùng khó khăn, nguy hiểm và hơn nữa có những trường hợp dòng chảy
không thể dự đo và dự đoán được đỉnh lũ.
![]() |
Ảnh chụp từ phiên bản tiếng anh của hệ thống KU-STIV, Ảnh:
Kobe University
|
Hệ thống KU-STIV phát triển bởi Giáo sư Fujita sử dụng đoạn
băng video lấy từ máy ảnh và máy bay không người lái để đo tốc độ dòng chảy của
sông. Hệ thống xếp chồng "đường tìm kiếm" (mỗi lần 10 và 20 mét dài)
dọc sông sẽ là tiêu chuẩn đo lường. Hệ thống này sẽ tính toán tốc độ dòng chảy
từ các thông số thời gian cần để các phao nổi trên bề mặt sông băng qua những
dòng này, sau đó phân tích phân phối gián tiếp tính toán tốc độ dòng chảy sông.
Đo dòng chảy bề mặt sử dụng hệ thống này
tương tự như phương pháp đo tốc độ dòng chảy hiện tại qua độ sâu của nước
(ADCPs) nhưng có thể đo tốc độ dòng chảy sông nhanh hơn và an toàn hơn so với
các phương pháp đã sử dụng.
KU-STIV đã được chấp nhận bởi nhiều chuyên gia tư vấn về
sông và Văn phòng quản lý sông ngòi của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch
Nhật Bản, và các tổ chức trong lĩnh vực Thủy văn (Hyogo Prefecture) cũng đã bắt đầu tiếp cận sử dụng hệ thống camera quan sát cho sông. Một phiên
bản tiếng Anh của hệ thống đã ra mắt và được các nhà nghiên cứu Ghana đang được
đào tạo để sử dụng công nghệ này. "Chúng tôi đang hướng tới việc điều chỉnh
hệ thống này để tính toán thời gian thực, đồng thời chúng tôi mong muốn thiết lập
phương pháp này là phương pháp tiêu chuẩn để đo tốc độ dòng chảy sông cả trong
Nhật Bản và ở nước ngoài", giáo sư Fujita cho biết.
Tác giả bài viết: Lê Oanh (dwrm dịch)
Nguồn tin: kobe-u.ac.jp
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment