vnexpress.net- Mẹ ngâm chân trong dòng nước lạnh ngắt
cố hong lại nắm xôi khô phơi
từ tháng trước cho cả nhà ăn vì các thứ đều chìm trong biển
nước. Ba ngâm người trong nước một ngày một
đêm, nước bắt đầu rút dần,
phải 4 ngày sau nhà mới hết ngập.
Những ngày này, Sài Gòn mưa nhiều hơn,
toàn những trận mưa lớn.
Tan tầm, váy ngắn, chân trần chạy xe qua những
con đường bấp bênh nước, không dưng thấy nhớ
những trận lụt quê nhà. Lâu lắm
rồi… Gần 10 năm gắn bó với thành phố
này nhưng trong tâm trí
tôi, Sài Gòn vẫn chỉ là một "quán trọ"
bởi những yêu thương đã dành hết cho Huế, nên mưa Sài Gòn chỉ
làm tôi nhớ Huế nhiều hơn.
Mấy hôm nay nghe đài báo miền Trung đang bão, lại thấy lòng thương
nhớ khôn nguôi, bởi với những
đứa trẻ sinh ra, lớn lên với Huế,
thì mưa bão là những ký ức không thể
xóa nhòa. Tôi đã lớn lên
bên Huế, đi qua không biết bao nhiêu ngày mưa bão, nên vừa nhớ vừa
yêu thương da diết.
Nhớ những khi nghe đài báo bão, cả nhà lại
tất bật chuẩn bị
đối phó, mẹ đi mua thêm gạo, mì gói, nước tương (vì trời
lạnh mà được ăn cơm nóng với
nước tương thì ngon cực). Ba và anh trai tranh thủ leo lên mái tôn chèn thêm bao
cát để bão có về tôn không bay mất. Chị mua thêm củi
chất cao trên chạn bếp, mua đèn, dầu
vì mưa lũ cả thành phố sẽ mất
điện. Tôi và mấy đứa em nhỏ
gom giày dép và những vật dụng trong nhà cho sẵn
vào bao vì sợ khuya nước lớn đồ
đạc trôi mất. Không khí chuẩn bị cho lụt
ở những nhà nghèo thường tất bật
hơn vì chỉ khi mưa bão về,
nhà nhà mới mua thêm đồ dự trữ.
Huế cứ mưa
to thể nào "Đập đá" cũng tràn, mà đã
tràn là lụt, nên con đập nhỏ nối
từ Vĩ Dạ lên phố, chia một
bên sông Hương, một bên sông Như Ý ấy như
là cột mốc báo hiệu để người
Huế biết sắp lụt.
Huế lụt, người lớn
nẫu ruột gan vì phải lo đủ thứ
trong khi trẻ con háo hức vô cùng, bởi lụt không phải
đi học, không phải làm bài tập, mà lại còn được
nghịch nước, được kết
bè chuối bơi khắp sân, băng qua những
cánh đồng ngập lênh láng, được thả lưới
bắt cá, bắt tôm...
Tôi
đã trải qua những ngày lụt khi còn bé tí với những trò nghịch
ngợm như thế. Lớn
lên một tí bớt nghịch hơn
nhưng vẫn rất thích lụt
vì khi nghe tin đập đá
tràn trường sẽ cho nghỉ học, nghĩa là tha hồ
tụm năm tụm bảy xắn
quần lội nước. Chỉ
đến "cái lụt lịch sử"
năm 1999 mới bắt đầu biết
sợ, năm đó Huế lụt lớn,
nước dâng nhanh và cao
kinh khủng. Trong 2 ngày
đêm mà lượng mưa bằng cả
năm cộng lại, đó cũng là trận lụt kéo dài nhất.
Người ta gọi là trận "đại
hồng thủy", trận lụt mà những
ai từng chứng kiến đều
nhớ mãi.
Hồi đó, nhà tôi chỉ là nhà tranh vách đất, qua một đêm nước ngập
lên gần tới nóc, đồ đạc trong nhà trôi nổi
khắp nơi. Ba kê hai chiếc giường chồng
lên nhau rồi kê thêm cái
bàn học cho mấy chị em ngồi
lên khỏi ướt, vì chiếc bàn chỉ đủ chỗ
cho 4 chị em ngồi nên ba đứng trên giường, ngâm mình trong nước, thi thoảng bơi qua bơi
lại, vừa kê bàn thờ ông bà lên bậc cao hơn, vừa
nhặt nhạnh những đồ
đạc trôi lềnh bềnh. Mẹ
ngâm chân trong dòng nước
lạnh ngắt cố hong lại
nắm xôi khô phơi từ tháng trước
cho cả nhà ăn vì bao
nhiêu gạo, cơm, mắm muối
đều chìm trong biển nước.
Ngoài
trời mưa gió vẫn thét gào, trong nhà chỉ mỗi
ngọn đèn đầu và bếp lửa
cháy nhá nhem khói cay xè mắt
vì củi thấm ướt nên không cháy nổi.
Ba ngâm người trong nước một ngày một
đêm, nước bắt đầu rút dần,
phải 4 ngày sau nhà mới hết ngập.
Sáng ngày sau hôm nước
rút, chị tôi vừa lấy chồng
tháng trước cùng anh rể lội về
nhà, nhìn thấy cả nhà, chị khóc nức nở,
bảo hai ngày nay nóng ruột nóng gan mà không thể về được.
Chị lo ba mẹ và mấy đứa
em nhỏ gặp chuyện chẳng
lành nên khi nước bắt đầu rút là đi ngay dù khu nhà tôi nước vẫn còn ngập
cao tới bụng.
Chị gái ở Sài Gòn cũng thấp
thỏm lo âu khi báo đài đưa tin Huế bị cô lập,
chìm trong biển nước mà đường dây liên lạc
đứt nên mấy chục lần
gọi điện không thể được. Cả
nhà thở phào và thầm cảm ơn
trời đất vì qua cơn đại nạn
vẫn được bình an. Có nhiều người phải
mất người thân vào năm đó, người mất hết
nhà cửa, tài sản. Nếu năm đó, nước
dâng cao thêm 30-50 cm nữa
thôi, có lẽ tôi chẳng có cơ hội
ngồi đây hồi tưởng.
Tôi
vào Sài Gòn, thành phố có
hai mùa mưa nắng và gần như
không có bão lũ bao giờ,
mỗi năm về một hoặc
2 lần, thường vào dịp Tết hoặc
giữa năm nên không còn được "lội lụt". Thi thoảng
em gái gọi điện vào bảo "Nước
vô nhà rồi đó", là
biết “ngoài mình"
đang lụt. Mỗi lần nghe tin bão về
miền Trung, lòng lại thấp thỏm
không yên, bao giờ quê
mình thôi bão lũ?
Hùng
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment