KTĐT
- Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội đang tồn tại hàng ngàn vụ vi phạm công
trình thủy lợi (CTTL). Tuy nhiên, việc xử lý của chính quyền địa phương cũng
như cơ quan chức năng vẫn còn chậm trễ, thiếu kiên quyết, điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới năng lực tưới tiêu và phòng chống lụt bão của các CTTL
Nhiều
vi phạm
Xã
Tân Minh, huyện Thường Tín nằm dọc ven sông Nhuệ nên nhiều hoạt động sinh hoạt
của người dân gắn chặt với con sông này. Trên bờ sông, một số hộ dân trong quá
trình xây dựng nhà cửa đã tập kết vật liệu như cát, sỏi, gạch, ảnh hưởng đến
hành lang an toàn đê và lòng sông. Thậm chí có hộ tận dụng diện tích sườn đê
ven sông làm hàng quán. Dưới lòng sông, nhiều đoạn bèo tây phủ kín mặt nước. Đặc
biệt, theo ông Đinh Bá Vinh - Chủ tịch UBND xã Tân Minh, do chợ họp ngay trên mặt
đê, rác thải đổ xuống lòng sông Nhuệ trong suốt thời gian qua đã gây ô nhiễm và
cản trở dòng chảy.
![]() |
Rác thải bên bờ sông Nhuệ trên địa bàn xã Tân Minh, huyện Thường Tín.Ảnh: Quang Thiện |
Tại
Phú Xuyên, toàn huyện hiện có 99 trạm bơm, 139 tuyến kênh mương các loại với
chiều dài 327km. Các trạm bơm, tuyến kênh mương đã được vận hành tốt, đảm bảo
yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã, thị trấn. Mặc dù vậy, Phú
Xuyên vẫn là một trong những "điểm nóng" về tình trạng vi phạm CTTL,
tập trung ở 10 xã ven sông Nhuệ. Ông Nguyễn Đình Chiêu - Phó Chủ tịch UBND huyện
Phú Xuyên cho biết, các vụ vi phạm chủ yếu là xây nhà cửa, lều lán trái phép
trong phạm vi hành lang bảo vệ đê, CTTL…
Theo
Chi cục Thủy lợi Hà Nội, đến tháng 7/2013, toàn TP có hơn 14.500 vụ vi phạm
CTTL nhưng mới giải tỏa được 1.414 vụ, còn tồn tại 13.095 vụ. Trong đó, nhiều
nhất là trên hệ thống thủy lợi thuộc Công ty Thủy lợi sông Nhuệ quản lý với 7.683
vụ, tiếp đến Công ty Thủy lợi sông Đáy 3.757 vụ, Công ty Thủy lợi sông Tích
1.040 vụ, Công ty Thủy lợi Hà Nội 541 vụ và Công ty Thủy lợi Mê Linh 74 vụ. Các
vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà kiên cố, lều lán, làm thu hẹp dòng chảy. Ngoài
ra, còn hiện tượng trồng cây lâu năm, ngâm tre, gỗ trái phép trong hành lang bảo
vệ kênh mương.
Xử
lý thiếu kiên quyết
Theo Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL, đê điều và phòng chống lụt bão do Bộ NN&PTNT xây dựng, hành vi lấn chiếm đất, xây dựng trái phép nhà, lều quán, lò gạch, ngói, lò vôi và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ CTTL bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.
Trong khi tình trạng vi phạm
vẫn diễn biến phức tạp thì việc xử lý của chính quyền địa phương còn chậm trễ.
Ông Đinh Hữu Hạnh - Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, việc chủ động xử
lý vi phạm đê điều và CTTL ở cấp xã chưa cao, có xã khi huyện chỉ đạo mới thực
hiện. Hay tại huyện Từ Liêm, kết quả giám sát công tác phòng chống lụt bão năm
2013 mới đây của Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện cho thấy, tình trạng vi phạm
hành lang an toàn đê vẫn chưa được xử lý kiên quyết.
Ông
Lê Xuân Uyên - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội cho biết, mức độ vi
phạm của đa số các vụ vi phạm CTTL đã xử lý, giải tỏa chưa nghiêm trọng như trồng
cây trên bờ kênh, thả rau bèo, rác thải, còn những vụ làm lều lán, nhà kiên cố
vẫn tồn tại tương đối nhiều. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các
công ty thủy lợi trong việc phát hiện, xử lý vi phạm CTTL chưa chặt chẽ. Hầu hết
chính quyền địa phương còn chưa kiên quyết, kịp thời xử lý dẫn đến vi phạm tồn
đọng kéo dài.
Một
khó khăn hiện nay là những vi phạm phát sinh từ trước năm 2001, tức là trước thời
điểm ban hành Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL chưa có căn cứ để xử phạt. Chi
cục Thủy lợi Hà Nội kiến nghị, ngoài các biện pháp đang áp dụng hiện nay, UBND
TP sớm ban hành các quy định mới về trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm và
quy định đối với vùng phụ cận bảo vệ CTTL để có thêm các hành lang pháp lý. Qua
đó, từng bước giải quyết các vụ vi phạm cũ còn tồn đọng và ngăn chặn, giải quyết
dứt điểm các vụ mới phát sinh.
Theo ktdt.vn - Thiện
Quang
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment