Hiện
nay, nhiều sinh viên dù đang ngồi trên ghế giảng đường nhưng đang rất lo lắng,
chán nản về tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của đất nước. Theo báo cáo
điều tra lao động, cả nước có 857.000 người thất nghiệp và 1,3 triệu người thiếu
việc làm. Con số này tăng nhiều so với các thời điểm trước, và chắc chắn con số
thực tế còn lớn hơn nhiều so với thống kê.
Hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời, không đúng với chuyên ngành. Thực trạng này tạo nên những tâm lý tiêu cực cho nhiều sinh viên, thậm chí cả những học sinh chuẩn bị thi đại học cũng mang tâm lý chán nản, luôn đặt câu hỏi: "học đại học rồi sẽ như thế nào? ra trường sẽ đi đâu về đâu?.
Hơn 60% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc phải làm những công việc tạm thời, không đúng với chuyên ngành. Thực trạng này tạo nên những tâm lý tiêu cực cho nhiều sinh viên, thậm chí cả những học sinh chuẩn bị thi đại học cũng mang tâm lý chán nản, luôn đặt câu hỏi: "học đại học rồi sẽ như thế nào? ra trường sẽ đi đâu về đâu?.
![]() |
Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường |
Tuy hài hước nhưng đây lại là bài thơ phản ánh đúng phần nào vấn đề việc làm sau khi ra trường của đại đa số sinh viên nước ta.
Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng này?
Thứ
nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn
500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học
với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt
nghiệp mỗi năm tăng vọt.
Thứ
hai, thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh
nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các công
ty chứng khoán, công ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã
làm mất việc của hàng ngàn lao động.
Thứ
ba, nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp ứng
được yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực, trình độ
đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc
phải đào tạo lại.
Giải
quyết vấn đề này như thế nào?
Trước
hết, cần quan tâm hơn đến chất lượng giáo dục
đại học, cao đẳng mà đầu tiên là ở chất lượng đầu vào. Giáo dục đại học
cần hướng tới năng lực và kĩ năng mà sinh viên thu nạp được sau bốn năm học. Cần
phải có sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội. Phải xác
định rõ các doanh nghiêp, nhà tuyển dụng cần gì, để hướng tới mục tiêu đào tạo.
Việc đào tạo đại học, cao đẳng cần mang tính ứng dụng thực tế, tránh tình trạng
sinh viên sau khi ra trường vẫn chỉ có một lượng kiến thức lý thuyết mà chưa biết
áp dụng như thế nào? Để làm được điều đó, theo tôi, nên tạo điều kiện cho sinh
viên được tiếp xúc trực tiếp với công việc thực tiễn của các doanh nghiệp, tổ
chức nhiều hơn. Phải có sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường
nên dựa vào nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp để đề ra chỉ
tiêu tuyển sinh.
Thứ
hai, đối với người lao động, trước tiên phải có định hướng việc làm tương lai
ngay trong thời gian học tập, để tìm cách tiệm cận với thực tế công việc đó,
trau dồi cho bản thân những kĩ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Một trong những
giải pháp đó là vấn đề làm thêm, thực tập, sinh viên làm quen dần với công việc
tương lai, để biết bản thân thiếu, yếu những khía cạnh nào để tự khắc phục
Thứ
ba, cần có sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền về
vấn đề việc làm- một vấn đề nổi cộm hiện nay.
Tóm
lại, tạo công ăn việc làm cho người lao động nói chung và sinh viên sau tốt
nghiệp nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu bởi vì nó hết sức
quan trọng không những đối với người dân mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội.
Tuy nhiên, điều đó không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà đây là vấn
đề xuyên suốt của xã hội từ thời kì này qua thời kì khác, cần được Nhà nước
quan tâm giải quyết. Hi vọng trong tương lai không xa nước ta sẽ đẩy lùi được nạn
thất nghiệp cũng như tình trạng thiếu việc làm từ đó đưa dất nước phát triển
theo hướng đã định.
Tác
giả : HP
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment