![]() |
Một lễ bảo vệ tốt nghiệp. Ảnh minh họa. |
Quay
mặt lên bảng chào thầy cô
Chứng
kiến nhiều buổi lễ bảo vệ tốt nghiệp ở nhiều trường khác nhau, người viết nhận
thấy một điểm chung là kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay còn khá yếu.
Ngoài những lỗi sơ đẳng như nói nhỏ hay trình bày vấn đề lan man thì rất nhiều
trường hợp thậm chí còn không hiểu mình đang nghiên cứu về vấn đề gì. Do bản
thân không hiểu rõ nên các bài thuyết trình này không có độ thuyết phục cao. Chủ
yếu vẫn là nhìn vào bảng biểu hoặc slide để đọc.
Trong
các buổi bảo vệ, phần thuyết trình cũng không thiếu những tình huống hài hước.
Mặc dù thời gian thuyết trình chỉ khoảng 15 phút nhưng có sinh viên dành tới cả
5 phút chỉ để chào hỏi rất dài dòng. Có thể dẫn chứng một số trường hợp như:
“Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Trước tiên em xin được gửi lời
chào, lời chúc nồng nhiệt nhất tới toàn thể các thầy cô và các bạn đã có mặt
trong ngày hôm nay. Sau một thời gian miệt mài tìm hiểu và nghiên cứu dưới sự
giúp đỡ của thầy cô và các bạn”… Hay: “Hôm nay là ngày…tháng…năm… trong không
khí của những ngày cuối hè em xin được gửi tới toàn thể hội đồng lời chào, lời
chúc sức khoẻ”.
Chia
sẻ với người viết, một sinh viên năm cuối của trường ĐH Mỏ – Địa chất cho hay:
“Mình nhớ nhất một bạn nam cùng khoa mình bảo vệ tốt nghiệp. Bạn ấy nói từ đầu
đến cuối mà chỉ quay lưng về phía khán giả. Khi cầm thước để chỉ vào các hình vẽ
minh hoạ bạn ấy không cầm đầu, không cầm cuối mà cầm giữa thước. Bạn ấy thuyết
trình mà như đang hí hoáy viết trên bảng. Hài hước nhất là đến khi kết thúc bài
thuyết trình, bạn ấy vẫn chăm chú nhìn lên bảng nói lời cảm ơn các thầy cô”.
Vô
số chiêu né câu hỏi khó
Sau
khi thuyết trình, sinh viên sẽ có một khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để trả
lời các câu hỏi của hội đồng phản biện. Khoảng thời gian này có lẽ là lúc các
“diễn giả” thấy căng thẳng nhất vì luôn bị “quay” như chong chóng. Nhưng cũng bởi
thế mà sinh viên nảy ra muôn vàn cách né tránh những câu hỏi khó.
Minh
Tuấn, sinh viên ĐH Xây dựng, hỉ hả: “Có một mẹo nhỏ để né những câu hỏi khó là
khi trình bày thì nên bỏ qua một số ý đã ghi ra trên bảng biểu hay slide để thầy,
cô trong hội đồng phản biện hỏi lại phần ấy. Khi ấy, mình sẽ làm rõ hơn. Vừa
ghi được điểm, vừa tránh được câu hỏi khó, lại “câu” được giờ. Bởi nếu mình trả
lời mà vẫn còn thời gian thì thầy cô sẽ lại hỏi thêm”.
Còn
đối với những câu hỏi khó, Lan Phương cũng đã có cách: “Với những câu hỏi khó
mà mình cảm thấy không trả lời được thì không nên nói ngay là em không biết. Gặp
trường hợp như vậy thì nên trả lời lan man, chung chung thôi. Nếu các thầy hỏi
quyết liệt quá thì nên nhận là phần này em chưa nghiên cứu đến, xin phép được về
nghiên cứu thêm. Tránh trả lời lung tung khiến các thầy khó chịu”.
Thầy
cô cũng hài hước
Không
chỉ có sinh viên mà thầy, cô cũng rất hài hước để tạo không khí vui vẻ trong buổi
bảo vệ. Thu Lý (ĐH Giao thông Vận tải) chia sẻ: “Ở hội đồng mình có bạn trả lời
xong thì hỏi lại các thầy rằng: “Các thầy có thoả mãn với câu trả lời của em
không ạ?” Thầy cũng đập bàn tanh tách rồi nói: “Phải nói là tôi rất sướng với
câu trả lời của em”. Thế là cả hội đồng được một phen cười vỡ bụng luôn”.
Có
một tình trạng là khá nhiều sinh viên không thể tự hoàn thành đồ án mà phải đi
xin đồ án mẫu của những khoá trước rồi cóp nhặt mỗi nơi một tý. Trong đó cũng
không thiếu những sinh viên chỉ copy mà không hiểu ý nghĩa của các công thức
hay nội dung mình làm.
Tuấn
Khang (ĐH Xây dựng) chia sẻ: “Hôm ấy, mình trình bày xong thì thầy phản biện
cau mày lại, rồi hỏi với giọng gay gắt: “Anh chỉ cho tôi xem công thức kia là
công thức gì?” Vì nghĩ là mình viết sai nên mình nói luôn: “Thưa thầy, phần này
em viết nhầm ạ!” Thầy lúc ấy tròn xoe mắt nhìn lại rồi bảo: “Không, anh không
sai. Anh viết đúng đấy” Thế là mình được một phen ngượng chín mặt, không biết
chui vào đâu”.
Theo
quy trình bảo vệ tốt nghiệp, sau khi các sinh viên trả lời xong thì thư ký hội
đồng sẽ đứng lên để đọc nhận xét. Mặc dù, bảo vệ tốt nghiệp đã là giai đoạn cuối
cùng trước khi sinh viên ra trường nhưng trong phần nhận xét luôn có một câu:
“Tác giả để tài cần nghiên cứu thêm để có thể hoàn thiện đồ án trong thời gian
tới”. Đó hẳn cũng là một sự hài hước của các thầy.
Theo
Vietnamnet
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment