Kỹ
sư chuyên nghiệp là gì?
Kỹ
sư chuyên nghiệp được hiểu là người có bằng tốt nghiệp đại học, có kiến thức,
kinh nghiệm và kỹ năng, khả năng quản lý tổ chức, quản lý và đạo đức nghề nghiệp,
để cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ đạt chất lượng cao, được
khách hàng và thị trường chấp nhận.
![]() |
Việt Nam quá ít kỹ sư chuyên nghiệp |
Một
số tiêu chuẩn để được công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN:
-
Có tối thiểu 7 năm kinh nghiệm, trong đó có ít nhất 2 năm chủ trì các nhiệm vụ
kỹ thuật quan trọng.
-
Tinh thông nghề nghiệp, có năng lực và kỹ thuật thực hành và tổ chức sản xuất
kinh doanh (gồm: hiểu biết về công nghệ mới, vật liệu mới; có khả năng tham gia
vào các dự án có nhiều ngành kỹ thuật tham gia; có khả năng thẩm định, phân
tích, kiểm tra những bài toán thực tế phức tạp nhằm tìm lời giải tốt; có hiểu
biết vững vàng về văn hóa, lịch sử, địa lý, xã hội...).
-
Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
Việc
phân loại kỹ sư và công nhận kỹ sư chuyên nghiệp đã phổ biến từ lâu ở nhiều quốc
gia trên thế giới và đã trở thành một thông lệ quốc tế. Việc lựa chọn kĩ sư
chuyên nghiệp dựa theo những tiêu chí chặt chẽ về trình độ nghề nghiệp và
chuyên môn, về đạo đức hành nghề, qui trình công nhận nghiêm túc, không mang
tính thương mại. Ở Nhật Bản, mặc dù có rất nhiều kỹ sư trình độ cao, nhưng chỉ
có 1% kĩ sư được công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp. Việc công nhận kỹ sư chuyên
nghiệp ở các nước trên thế giới đều do Hội nghề nghiệp công nhận. Chẳng hạn ở
Anh, do Hội đồng kỹ sư Anh; tại Nhật Bản, Hội các kỹ sư Nhật Bản thực hiện việc
công nhận kỹ sư chuyên nghiệp. Riêng ở đất nước mặt trời mọc, tiêu chuẩn để trở
thành kỹ sư chuyên nghiệp là phải có ít nhất 7 năm hành nghề, đạt các yêu cầu về
đạo đức hành nghề và phải trải qua các kỳ thi. Chỉ có 40% số kỹ sư tham dự các
kỳ thi được trở thành kỹ sư chuyên nghiệp.
Mặc
dù trở thành kỹ sư chuyên nghiệp là điều không dễ dàng, nhưng đó là niềm mơ ước
của các kỹ sư, vì hai lý do: Thứ nhất, là được đồng nghiệp tôn vinh. Thứ hai,
và cũng là yếu tố quan trọng hơn cả, nó đảm bảo sự tự do hành nghề cho người được
công nhận. Chẳng hạn, nếu được công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp của các nước
Đông Nam Á, tức là người kỹ sư chuyên nghiệp đó, được tự do hành nghề trong những
nước thuộc khối ASEAN mà không phải qua các kỳ thẩm định nào khác. Hơn nữa, người
kỹ sư chuyên nghiệp có thẩm quyền hành nghề độc lập, không phụ thuộc vào các mệnh
lệnh hành chính, mà chịu trách nhiệm về các quyết định mang tính chất chuyên
môn của mình.
Việc
công nhận kỹ sư chuyên nghiệp là cực kỳ cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội
nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay. Nếu được công nhận kỹ sư chuyên
nghiệp ở một tổ chức quốc tế hay khu vực, những kỹ sư Việt Nam hoàn toàn có thể
cạnh tranh với các kỹ sư đến từ nước khác trong công việc chuyên môn của mình.
Và như thế, không những góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, mà còn đem lại
những nguồn lợi nhuận tài chính không nhỏ.
Thực
trạng kỹ sư chuyên nghiệp Việt Nam
Phải
đến năm 1995, Việt Nam mới tham gia Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á, và
từ đó, chúng ta mới bắt đầu tiến hành các thủ tục để công nhận kỹ sư chuyên
nghiệp.
Trong
số khoảng 500.000 kỹ sư hành nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam, mới chỉ có 138 kỹ
sư được Liên đoàn các Tổ chức kỹ sư Đông Nam Á công nhận đạt tiêu chuẩn kỹ sư
chuyên nghiệp. Hội đồng Đăng bạ kỹ sư Việt Nam cũng công bố một con số hết sức
đáng ngại khác: Qua khảo sát, chỉ có 20% kỹ sư làm công tác tư vấn, chủ trì thiết
kế, lập dự án, khảo sát, quản lý dự án có trình độ cao, có khả năng chủ trì thiết
kế dự án, giám đốc dự án.
Con
số nhỏ bé này cho thấy, Việt Nam vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cao. Mặt
khác, nó cũng phản ánh một thực tế rằng, Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến đào
tạo kỹ sư.
Để
có thể hòa nhập tốt hơn với thế giới, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt
Nam đã giao cho Tổng hội Xây dựng Việt Nam chủ trì nghiên cứu những nội dung
liên quan đến đăng bạ kỹ sư Việt Nam. Một bước tiến nữa của quá trình này là
thành lập Hội đồng đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Hội đồng
đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp Việt Nam đang tiếp tục hoàn chỉnh đề án để trình Chính
phủ cho phép tổ chức triển khai công nhận kỹ sư chuyên nghiệp Việt Nam. Trong
khi chưa thể đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp Việt Nam, Hội đồng đăng bạ kỹ sư
chuyên nghiệp Việt Nam đã tổ chức đăng ký để Liên đoàn kỹ sư Đông Nam Á công nhận
kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư Việt Nam.
Theo
ông Nguyễn Trường Tiến – Trưởng Ban Kỹ sư - Tổng hội Xây dựng Việt Nam, những vấn
đề khiến việc đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, là
do chất lượng giáo dục của chúng ta còn thấp, do sự tồn tại của chủ nghĩa bằng
cấp, do việc hành chính hóa quản lý kỹ sư... Giải quyết được những vấn đề này,
đồng nghĩa với việc chúng ta nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ sư, để kỹ sư chuyên
nghiệp Việt Nam có thể đứng ngang hàng với kỹ sư chuyên nghiệp các nước trên thế
giới.
Giang
Nam-baodaidoanket.net
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!