Theo bà Nguyễn Nga, Giám đốc ngôi nhà nghệ thuật (31A Văn Miếu) chủ dự án Lễ hội ký ức cầu Long Biên, thì cầu 105 tuổi (2008 - 1903) là theo tài liệu của Wikipelon (Mỹ): “Cầu được xây từ năm 1903(!) do KTS Pháp Gustave Eiffel…”.
Chi
tiết không khớp nhau là năm khởi công, năm hoàn thành, người bảo 105 tuổi, người
bảo 106 tuổi.
Điều
này cũng dễ hiểu: “Ví như tính khởi công là ngày làm lễ khởi công hay từ ngày
chính thức làm móng, tính ngày hoàn thành là ngày thông xe kỹ thuật hay ngày
khánh thành (toàn quyền Paul Doumer và Hoàng đế Thành Thái chủ trì).
Trên
báo Văn nghệ số 35 (30/8/2008), dẫn tài liệu của Cục Lưu trữ Quốc gia. Ngô Ngọc
Liên viết: “Tác giả thiết kế và xây dựng cầu Long Biên chính là 2 KTS Daydé và
Pillé” (có khắc tên ở đầu cầu).
Tài
liệu lịch sử trích từ các văn bản lưu trữ là có giá trị chính xác nhất. Tác giả
Ngô Ngọc Liên (Văn nghệ số 35-30/8/2008) trích từ “Tài liệu lưu trữ gồm 15 hộp
và 58 tập hồ sơ bằng tiếng Pháp”, là độ tin cậy nhiều.
Theo
tài liệu gốc này thì lễ khởi công vào ngày 12/9/1898, ngày 3/2/1902 cầu được hợp
long, ngày 28/2/1902 cắt băng khánh thành, ngày 28/3/1902 cầu được đưa vào khai
thác.
![]() |
Cầu Long Biên |
Ngô
Ngọc Liên dẫn bài viết của Vũ Văn Thuyên (Tạp chí Xưa và Nay số 97/2000) và cho
rằng tác giả thiết kế cầu Long Biên là 2 KTS Daydé và Pillé. Về điều này xin được
phép trình bày đôi điều suy nghĩ của tôi.
1.
Cty trúng thầu “thi công” hay tổng thầu cả phần thiết kế (lệ thường là có thể tổng
thầu, có thể chỉ thầu thi công), cần tra cứu thêm cho rõ, nhưng nếu vội cho
Daylé và Pillé trúng thầu thi công đương nhiên là tác giả thiết kế thì không
thuyết phục.
2.
Thời Phục Hưng (khoảng thế kỷ XV-XVI) Léona de Vincy là tài năng lớn. Ông là hoạ
sĩ, KTS, kỹ sư. Cách đây vài trăm năm, khoa học, kỹ thuật còn chưa phát triển.
Có những tài năng lớn trên nhiều lĩnh vực. Cuối thế kỷ XIX, kỹ thuật đã có những
thay đổi lớn, kết cấu thép là lĩnh vực của kỹ sư giỏi về thép. KTS chỉ có thể
thiết kế tạo dáng (đồng tác giả) là chính. Các công trình xây dựng thường có kỹ
sư thiết kế kết cấu bên cạnh KTS. Không đủ độ tin cậy để nói Daylé và Pillé là
KTS.
3. Trong kỹ thuật xây dựng, kết cấu cầu và thép
(thường gọi công trình xây dựng) là 2 lĩnh vực khác nhau. Tháp Efeil và cầu
Long Biên là hai công trình đỉnh cao thời kỳ ấy, thuộc hai phạm trù kỹ thuật.
Khó
có thể một người tài năng lớn như vậy. KTS có thể tổng thầu cả thi công nhưng
thường là nhà cửa, cây cầu lớn như vậy, tôi không tin là KTS dám nhận tổng thầu
thiết kế và thi công.
Cần
tra cứu thêm để chứng minh tác giả cầu Long Biên. Việc này mất công, và tất
nhiên cũng tốn tiền, cần hơn là tâm huyết. Ngôi nhà nghệ thuật do bà Nguyễn Nga
làm Giám đốc đứng ra lập đề án di sản ký ức cầu Long Biên. Với tài trợ của Nhà
nước và các tổ chức khác thì chắc chắn sẽ thành công tìm được đích danh người vẽ
kiểu. Lược dịch các hồ sơ lưu trữ bằng tiếng Pháp, tìm thêm ở lưu trữ Paris. Cần
thiết lập hồ sơ để Bộ VHTT&DL cấp bằng di sản quốc gia, chứng tích chống Mỹ
(xem báo Hà Nội mới ngày 3/11/2008 của Tổng công trình sư Nguyễn Cảnh Chất).
Làm được việc này hồ sơ ký ức của cầu Long Biên thật hoàn chỉnh.
Theo baoxaydung.com.vn
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment