
- Sức chịu tải của đất nền
- Độ chặt tương đối của nền đất cát
- Trạng thái của đất loại sét
- Độ bền nén một trục (qu) của đất sét
- Kết hợp lấy mẫu để phân loại đất
Tên
tiếng Anh: Standard Penetration Test.
Nguyên
lý thí nghiệm:
Tiến
hành đóng một ống mẫu vào đáy hố khoan bằng một quả tạ nặng 63,5kg, rơi tự do với
chiều cao là 76cm, rồi tiến hành đếm số búa đập theo các khoảng chiều sâu thâm
nhập quy ước.
- Ống mẫu: đường kính ngoài 50,8mm, đường
kính trong 34,9mm, chiều dài ống chẻ: 609mm, chiều dài mũi đóng là 57,1mm.
- Tạ có trọng lượng 63,5kg, rơi tự do trên đế
nện.
- Đế nện.
- Cần trượt định hướng.
Trình
tự thí nghiệm:
- Bước 1: Khoan tạo lỗ đến độ sâu dự định
thí nghiệm, vét sạch đáy, hạ ống mẫu SPT và lắp đặt đế nện, cần, tạ…
- Bước 2: vạch lên cần đóng 3 khoảng, mỗi
khoảng 15cm (tổng chiều sâu đóng 45cm).
- Bước 3: Cho tạ rơi tự do ở độ cao 76cm, đếm
và ghi số tạ đóng cho từng khoảng 15cm.
- Bước 4: lấy chỉ số tạ đóng của 30cm cuối
cùng làm chỉ số SPT.
Khoảng
cách thí nghiệm SPT thông thường từ 1 – 3m, tùy theo độ đồng nhất của đất nền.
Trình
bày kết quả:
Kết quả đếm số búa thực tế sẽ được hiệu chỉnh
tùy theo loại đất và theo độ sâu.
- Hiệu chỉnh cát mịn lẫn bụi theo Terzaghi
& Peck:
N' = 15 + 0,5 (N - 15)
- Hiệu chỉnh theo độ sâu:
N' = N + 35/(7 + gh)
- Hiệu chỉnh nước dưới đất:
N' = 0,5N + 7,5
Trong đó:
N : chỉ số búa đóng thực tế
N' : chỉ số búa hiệu chỉnh
h : chiều sâu thí nghiệm (m)
g : dung trọng (t/m3) trên mực nước. Dưới
mực nước sử dụng g' đẩy nổi.
Kết quả SPT được trình bày như sau:
Hình
ảnh dụng cụ thí nghiệm:
Tiêu
chuẩn hướng dẫn thí nghiệm:
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCXD 226:1999
- Tiêu chuẩn ASTM: D 1586
Tài
liệu tham khảo:
-
Hình ảnh: www.eng.fsu.edu,
- Cẩm
nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật, Trần Văn Việt.
Nguồn: ThS. Trần Quang Huy -
www.tracuuxaydung.com
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment