Lịch
sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Ngày
8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc
khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày.
Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập
công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50
năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố
New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ
con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and
Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng
cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ
là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
Trong
Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8
tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để
nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8
tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người
tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Ngày
25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và
người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết
trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng
đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc
(Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn
hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm
1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve
fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì
làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
Năm
1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần
diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã
làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày
8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm
1918 mới được chấp thuận.
Ngày
23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công
nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ
trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải
thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
Ngày
21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ
nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945.
Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước
8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành
tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
Từ
năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức
ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ.
Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long
đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
Năm
1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
8
tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm
1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời
các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới.
Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên
thế giới.
Ngày
8/3 ở Việt Nam
Tại
Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: một ngày tràn ngập
hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phụ nữ. Hầu hết người ta đã không còn nhớ
chính xác về ý nghĩ lịch sử của ngày này. Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện
sự ga-lăng của mình cho những người mà họ yêu quý. Ngày 8/3 đã bị xóa nhòa ranh
giới về ý nghĩa thực của nó.
Chính
cái ý nghĩa "phát sinh" lại trở nên... rất ý nghĩa đối với phụ nữ.
Trong 365 ngày trong năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan
tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày "bù đắp" cho những
vất vả của những người mẹ tảo tần, những người vợ đảm đang, những người vun vén
dựng xây tổ ấm gia đình. Có thể không cần phải nói nhiều bạn cũng hình dung ra
vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: là người nội trợ
chính trong gia đình, người lao động kiếm tiền ngang bằng với nam giới, là những
nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác
trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Thành đạt hơn, đảm
đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn - đó là hình dung về những phụ nữ Việt Nam
của thế kỷ 21. Và người phụ nữ đang dần khẳng định rằng mình là phái đẹp chứ
không còn là... phái yếu như trước nữa!
Những
món quà cho ngày phụ nữ
Ngày
8/3 là ngày dành cho phụ nữ những niềm vui bất ngờ. Nhiều năm trở lại đây các
nhà sản xuất hàng tiêu dùng đã "nhắm" vào ngày này như một trong những
tiêu điểm kinh doanh hằng năm. Song, nếu bạn nhìn lại sẽ thấy rằng 8/3 chủ yếu
là dịp để cánh mày râu thể hiện "cử chỉ đẹp" với người yêu và bạn gái
! Những thiếu nữ luôn đầy ắp hoa và thiệp chúc mừng vào mỗi dịp 8/3, song đến
khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai ga-lăng năm
xưa cũng quên mất ngày của... vợ. Không ít ông chồng cho rằng hôn nhân là chấm
dứt thời của sự "màu mè". Ở một cơ quan nọ, có một nhân viên mua quà
tặng hết lượt chị em phụ nữ đồng nghiệp nhưng lại dứt khoát không mua quà cho vợ
vì theo anh "đã là vợ chồng thì cần gì phải giữ kẽ như vậy!". Người vợ
hẳn sẽ cảm thấy chạnh lòng... Hoặc cũng có người quan tâm lấy lệ: nhờ người ở cửa
hàng mang đến tận nhà cho vợ còn mình thì vẫn ngất ngư trong quán nhậu đến
khuya !
Có
câu chuyện cảm động, một chàng trai đã mua cho mẹ một chiếc áo mới, vô tình
trùng vào ngày Quốc tế Phụ nữ. Đó cũng là lần đầu tiên mẹ của anh nhận được quà
tặng vào ngày này. "Ồ, con mua tặng mẹ nhân dịp 8/3 à ?". Mẹ cười rạng
rỡ, mắt rưng rưng xúc động, niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Tự đáy lòng
chàng trai trào lên cảm giác hối hận: năm nào anh cũng hớn hở cầm gói quà đã
chuẩn bị từ nhiều ngày trước để tới nhà bạn gái. Không biết những lúc ấy, người
mẹ lụi cụi trong bếp, bà đã nghĩ gì ? Hẳn là không khỏi cảm thấy chạnh lòng...
Những
phụ nữ Việt Nam vốn kín đáo, ít khi bộc lộ niềm mong ước của mình, cũng bình thản
đón nhận sự... lãng quên này.
Còn
biết bao người phụ nữ bị quên lãng trong chính ngày của họ. Nhất là những vùng
nông thôn, vẫn còn có phụ nữ bị ngược đãi, bị đối xử thiên lệch trong gia đình.
Nguyễn Văn Hòa, sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM quê ở một vùng nông thôn thuộc tỉnh
Hòa Bình kể rằng khái niệm nhận quà trong ngày 8/3 rất xa lạ với phụ nữ ở đây.
Thậm chí có cặp vợ chồng trẻ nọ, anh chồng mua quà tặng vợ vào dịp này bị người
thân trong gia đình chê trách là "nuông chiều vợ quá đáng" (!).
Người
phụ nữ muốn gì ở ngày 8/3 ? Đơn giản nhất, họ cần được mọi người nhắc đến tên
mình, nhớ tới họ với một tình cảm chân thành nhất. Bạn sẽ thấy họ hạnh phúc như
thế nào khi được quan tâm, chia sẻ.
"Gửi
em, người mẹ tuyệt vời của các con anh. Anh thật may mắn vì trên đời này đã được
gặp em. Cảm ơn tình yêu và sự hy sinh của em. Cảm ơn em đã sinh ra những đứa
con thật tuyệt vời. Nhân ngày 8/3, hãy nhận lấy tình yêu và sự biết ơn của
anh". Đó là tấm thiệp đã ố mờ mà chị Nguyễn Thị Khiết, một phụ nữ 43 tuổi
quê ở Thanh Ba, Phú Thọ (hiện đang sống ở P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM) suốt gần 20
năm nay vẫn giữ bên mình. Đây là món quà của chồng chị, anh đã viết tặng chị
vào ngày 8.3 cuối cùng trong đời khi anh nằm trên giường bệnh. Nhờ đó chị đã vượt
qua mọi khó khăn vất vả, một mình nuôi con khôn lớn sau khi anh mất... Chị tâm
sự: "Lời chúc ấy của anh như tấm bùa hộ mệnh, giúp tôi có nghị lực sống. Từ
đó, ngày 8.3 trở nên vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi cảm thấy mình có sứ mệnh
nuôi con và hoàn thiện mình để sống xứng đáng với tình yêu của người đã khuất".
Bạn
sẽ dành cho người phụ nữ của mình sự bất ngờ nào vào ngày đặc biệt này ? Một
đóa hoa. Một món quà nho nhỏ hay chính tay mình sửa soạn một bữa cơm ngon cũng
đủ đem lại niềm vui cho nữ giới. Ngày 8/3 chính là ngày mà những người chồng,
người con cần mang lại niềm hạnh phúc cho phụ nữ bằng chính sự quan tâm xuất
phát từ tình cảm trong trái tim mình. Và phụ nữ, những người mẹ của chúng ta rất
xứng đáng được tôn vinh như thế!
Bài
viết được sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet do vậy có gì thiếu xót mong các
bạn bổ xung
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment