![]() |
Bác Hồ cùng nhân dân xã Đại Thanh, Hà Tây tát nước chống hạn (1958) |
“
Ai làm kách mệnh: Nhân dân
Ai
kháng chiến thắng lợi: Toàn dân.
Vậy
muốn đủ nước, muốn điều hòa nước phải có toàn dân làm thủy lợi”
Câu
nói đó sao mà gần gũi, thân thiết như khí trời, nước uống, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ
thuộc và dễ đi vào lòng người. Nó không chỉ sâu lắng nội tâm với những người
làm thủy lợi mà là của toàn dân tộc Việt Nam, nó không chỉ giới hạn ở một vùng
miền, một quốc gia mà lan tỏa trong phạm
vi ảnh hưởng ở trên trái đất này nơi nào cũng có một chân lý như vậy.
Người
Việt Nam ta thường dùng thuật ngữ “Tổ quốc” và “đất nước” đồng nghĩa với nhau
nhưng có mấy ai hiểu được gốc rể cội nguồn của của thuật ngữ đó. Bởi “có đất và
có nước thì mới thành tổ quốc” Và “có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh”.
Chỉ ngắn gọn vậy thôi mà sâu sắc, thiêng liêng vai trò của đất và nước, nó
không chỉ là cội nguồn của “Tổ quốc” mà còn là cội nguồn của sự sống, nếu thiếu
một trong hai cái đó sẽ không thành Tổ quốc.
Để
minh họa cho vấn đề, Bác đã nói một câu mang nặng màu sắc xứ Nghệ: “Nhiều nước
quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán” và Người chỉ rõ: “nhiệm vụ của chúng
ta là làm cho đất và nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây
dựng CNXH”.
Sinh
thời Người luôn lấy việc chăm lo cuộc sống nhân dân và đấu tranh giành độc lập,
tự do để xây dựng nhà nước Việt Nam XHCN làm tâm nguyện cháy bỏng. Và khi nói về
thủy lợi Người nói “Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất và nước điều hòa với
nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng CNXH”. Phải chăng đây là tâm sự
Bác muốn gửi gắm vào đội ngũ những người làm công tác thủy lợi, vào sự nghiệp
phát triển thủy lợi nước nhà để thực hiện ý nguyện của Bác. Đây là niềm vinh dự
to lớn và cũng là trách nhiệm nặng nề mà Bác đã tin tưởng, giao phó cán bộ thủy
nông để chăm lo “làm cho đất và nước điều hòa với nhau” và đó chính là mục tiêu
cao nhất của sự nghiệp thủy lợi nước nhà, mà trong đó hệ thống tổ chức thủy lợi
từ Trung ương đến địa phương có vai trò hết sức quan trọng, nếu không muốn nói
là quyết định.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ chí Minh rất quan tâm đến công tác thủy lợi bởi đối với Người nếu có nước, kênh mương, điều hòa tốt sẽ đem lại đời sống no ấm cho nhân dân.
Vậy
điều hòa giữa đất và nước là gì? Bác đã chỉ rõ nhiều nước quá thì úng lụt, ít
quá thì hạn hán. Có nghĩa là 1 sự điều hòa vừa đủ, không thừa mà cũng không thiếu,
nhằm đạt tới 1 sự cân bằng bền vững phù hợp với môi trường sống của cây, con. Vấn
đề là ở chỗ làm sao để điều hòa được các mối quan hệ tự nhiên và xã hội một
cách phù hợp để tạo nên sự cân bằng bền vững của sự phát triển, phù hợp giữa
quy luật vận động của tự nhiên xã hội để tìm kiếm giải pháp điều hòa cho thích
hợp. Và ngay cả trong từng giải pháp cũng phải biết tôn trọng quy luật tự nhiên
và xã hội để điều hòa giữa quy mô và năng lực, giữa hiện tại và tương lai, giữa
cục bộ và tổng thể, giữa nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái…
Càng
suy ngẫm càng thấy lời Bác thật sâu xa, ý nghĩa, bởi điều hòa giữa đất và nước
là một quá trình lâu dài khó khăn gian khổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên
và xã hội, được đi từ nhỏ đến lớn, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Ngày
nay nó đã trở thành một bộ môn khoa học cùng với một hệ thống tổ chức có quy mô
rộng lớn và khoa học tiên tiến chuyên ngành và là mối quan tâm của tất cả mọi
quốc gia trên trái đất.
Bác
Hồ kính yêu của chúng ta có phong cách nói ngắn gọn, súc tích mà dễ hiểu. Không
chỉ ra cho chúng ta về chân lý, lẽ phải sâu sắc mà còn chỉ ra làm thế nào để thực
hiện chân lý đó:
“Ai
làm cách mệnh: nhân dân
Ai kháng chiến thắng lợi: toàn dân
Vậy
muốn đủ nước, muốn điều hòa nước phải có toàn dân làm thủy lợi”
Như
vậy đã rõ ràng, sự nghiệp thủy lợi là của toàn dân, của cả hệ thống chính trị,
và tất nhiên phải có công tác tham mưu đóng vai trò chủ lực, có năng lực chuyên
môn toàn diện, vững vàng và có đầu óc tổ chức, thực hiện, quản lý, khai thác có
hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà ngay trong những ngày đầu trứng nước của cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp. Trước muôn vàn khó khăn của thù trong giặc ngoài
nhưng chỉ 10 ngày sau cách mạng tháng 8, Bác đã có tuyên cáo trước quốc dân đồng
bào về việc thành lập Bộ Giao thông công chính để phụ trách các ngành bưu điện,
giao thông và thủy lợi.
Quan
tâm đến sự nghiệp thủy lợi, Bác đã dành thời gian đi thăm hỏi, kiểm tra, động
viên ở các công trường, xí nghiệp thủy lợi. Bác đến cống Xuân Quan trên công
trương Bắc Hương Hải cùng đào đất với dân công, cùng đạp guồng nước với bà con
nông dân, cùng trăn trở thao thức trước những cơn lũ bão. Xúc động biết bao
trong những ngày cuối tháng 8 năm 1969, khi mà bệnh hiểm nghèo đến gần giây
phút lâm chung Người còn dặn Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Bác ở lại với dân, các
chú đừng để vỡ đê”. Thế mới biết Bác đã hết lòng chăm lo cho sự nghiệp thủy lợi
và khó có một ngôn từ nào để biểu đạt hết được tấm lòng của Bác đối với Tổ quốc,
đất nước và sự nghiệp thủy lợi nước nhà.
Ngày
15/6/1957, khi nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh Hà Tĩnh, Bác cũng đã căn dặn:
“Phải lục hồ sơ Kẻ Gỗ mà nghiên cứu trước đi để khi có thời cơ là xây dựng”. Thực
hiện lời căn dặn đó, Bộ Thủy lợi lúc bấy giờ đã triển khai thực hiện tiến hành
thu thập và vận chuyển toàn bộ hồ sơ Kẻ Gỗ ra lưu giữ tại Bộ và cục lưu trữ quốc
gia, và điều quan trọng là đã ghi chớ 2 chữ “thời cơ” của Bác. Vì thế, ngay
trong những ngày chiến tranh chống Mỹ ác liệt, thì năm 1971 đồng chí Nguyễn Văn
Linh, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh đã làm việc với đồng chí Hà Kế Tấn, Bộ trưởng Bộ Thủy
lợi để xin được xây dựng hồ Kẻ Gỗ.
Được
lãnh đạo bộ chấp thuận trình lên Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, quốc hội,
ngày 23/12/1974 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ xây dựng
hồ Kẻ Gỗ. Đây là yếu tố thời cơ có một không hai để sau ngày 26/3/1976, sau giải
phóng Miền Nam, Hà Tĩnh đã có đủ căn cứ và điều kiện để khởi công xây dựng hồ Kẻ
Gỗ. Một hồ chứa có dung tích 345 triệu m3 nước, thực hiện chức năng điều hòa giữa
đất và nước cho một vùng dân cư rộng lớn, tạo nên sự đổi đời cho nhân dân huyện
Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh cho mãi tới hôm nay.
Là
một tỉnh hứng chịu nhiều thiên tai khắc ngiệt nhưng lại được thiên nhiên ban tặng
cho mỗi năm bình quân trên 11 tỷ m3 nước, đó là một tài sản vô cùng quý giá mà
không phải tỉnh nào cũng có được. Khi mà nền kinh tế của tỉnh vẫn gắn với nền sản
xuất nông nghiệp truyền thống, với hơn 80%
dân số là nông dân thì công tác thủy lợi, nguồn nước lại vô cùng quan trọng.
Trải qua nhiền thế hệ đã đầu tư công sức, kinh phí xây dựng công trình thủy lợi,
phòng chống lụt bão, đến nay Hà Tĩnh đã có hệ thống tương đối lớn và đồng bộ.
Tuy
vậy, những năm gần đây những bất lợi có nguồn gốc từ nước như lũ lụt, hạn hán,
chua mặn, bão tố, sạt lỡ, sa mạc hóa v .v ngày càng diễn biến phức tạp từ quy mô và tính chất đến số lượng và cấp độ.
Thực trạng đó nhắc nhỏ chúng ta cần bình tỉnh để chủ động đối phó với những thử
thách mới với quyết tâm cao hơn bằng các biện pháp trước mắt và lâu dài, kỷ thuật
và kinh tế xã hội với một thái độ thận trọng nghiêm túc và sáng suốt, tôn trọng
quy luật khách quan trước mọi giải pháp, nhằm hướng tới sự điều hòa giữa đất và
nước một cách ôn hòa và hiệu quả nhất.
Nói
như vậy có nghĩa là mọi sự cực đoan, nóng vội, hời hợt, chủ quan, không tôn trọng
quy hoạch hệ thống, không chăm lo bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên đất và hệ
thống tổ chức bộ máy đều là những nguyên nhân gây nên những hậu quả khôn lường.
Không chỉ cho hôm nay mà các thế hệ mai sau phải hứng chịu, đó là những bài học
đã được cuộc sống kiểm nghiệm và kết luận.
Nhân
dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta hãy cùng
nhau suy ngẫm và thấm nhuần sâu sắc hơn minh triết mà Bác Hồ đã răn dạy chúng
ta trong sự nghiệp thủy lợi nước nhà. Đó cũng chính là sự biểu hiện thiết thực
và hiệu quả nhất trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của
những người làm công tác thủy lợi - Lực lượng đã được vinh dự đón nhận trách
nhiệm nặng nề mà Bác đã giao phó: “Làm cho đất và nước điều hòa với nhau, để
nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng CNXH”
Hà
Tĩnh, 19/5/2012
Tác
giả bài viết: Đào Văn Tin
Blogger Comment
Facebook Comment