Ngày nào anh cũng bận rộn với công việc, đi công tác đàm phán về công việc liên miên, hợp đồng cần ký kết ngày càng nhiều. Anh thậm chí còn không có thời gian để yêu đương, không có thời gian về nhà thăm bố mẹ. Lúc nào bố mẹ gọi điện cho anh cũng luôn ở tình trạng “Số máy bạn gọi hiện đang bận!” Còn khi anh gọi về cho bố mẹ, lại toàn vào lúc bố mẹ đang mải làm hoặc sang hàng xóm chơi, không có ai ở nhà nghe điện thoại, bố mẹ lại không có điện thoại di động. Thế rồi, theo thời gian, anh ngày càng xa cách với bố mẹ. Lúc đầu, anh cảm thấy áy náy, có lỗi với bố mẹ. Nhưng càng về sau, khi dã trở thành thói quen, bận rộn lại trở thành cái cớ để khỏa lấp, bào chữa cho điều ấy.
Mùa
đông năm ấy, vào đúng thời kỳ nông nhàn, bố mẹ lại càng nhớ da diết đứa con
trai ở phương xa. Bố mẹ anh quyết định lặn lội xa xôi lên Nam Kinh thăm con.
Theo địa chỉ anh để lại cho bố mẹ, sau bao vất vả, bố mẹ đã tìm được đến khu
nhà anh đang ở. Nhưng anh lại vừa đi công tác ở một thành phố cách nhà mấy trăm
km để đàm phán về một hợp đồng rất quan trọng.
Chuông
điện thoại của anh rung lên. Anh liền cúp điện thoại. Lúc ấy, anh đang trao đổi
với khách hàng. Điện thoại lại kêu lên lần thứ hai. Số điện thoại hiển thị trên
màn hình rất lạ. Đang bận việc, nhưng nghĩ đến phép lịch sự, anh đã nhận điện
thoại.
“Bác
là hàng xóm của cháu, bố mẹ cháu lên thăm cháu đấy, khi nào cháu về nhà?” Người
ở bên kia điện thoại nói
Hàng
xóm à? Trong mắt anh đó vẫn là người lạ. Bây giờ ở thành phố mọi người chẳng phải
đều thế sao, nhà nào biết nhà nấy, rất ít khi thăm hỏi hàng xóm. Nhiều nhất thì
được cái gật đầu coi như lời hỏi thăm. Cả năm qua, người thành phố có mấy khi
sang nhà nhau hỏi thăm, buôn chuyện! Anh chỉ nhớ ở cạnh nhà anh có một đôi vợ
chồng trung niên. Ngoài ra anh không biết gì hơn
“Dạ thế à, cháu nói chuyện điện thoại với bố mẹ
cháu được không ạ?” Trong lòng anh vẫn còn treo dầu hỏi chấm to đùng
“Khánh
à, mẹ đây con, hôm nay con có về nhà không, mẹ và bố con lên thăm con.” Giọng
nói quen thuộc của mẹ cất lên
“Sao
bố mẹ không gọi điện trước báo cho con ạ” Anh thầm trách bố mẹ.
“Có
gọi rồi đấy chứ, nhưng điện thoại của con bận suốt, thế là bố mẹ lên luôn. Bố mẹ
nhớ con.” Mẹ chậm rãi nói
“Con
về ngay đây ạ, bố mẹ ở nhà bác hàng xóm chờ con nhé.” Anh vội vã ra sân bay
Trong
lúc đang vội vã ra sân bay, anh lại nhận được thông báo của công ty phải tiếp tục
ở lại đó để đàm phán một vụ làm ăn lớn hơn. Từ lâu lãnh đạo công ty đã có ý cho
anh lên chức tổng giám đốc. Chỉ cần lần này đàm phán thành công thì chiếc ghế tổng
giám đốc chắc chắn sẽ là của anh. Sau một hồi suy nghĩ rất nhiều anh quyết định
ở lại. Sau này có thể thường xuyên về thăm bố mẹ, nhưng cơ hội thăng chức thì
không phải lúc nào cũng có.
Anh
đằng phải gọi điện lại cho người hàng xóm xa lạ, với hi vọng bác hàng xóm sẽ
chăm sóc cho bố mẹ ánh mấy hôm cho dù có phải tính thêm tiền sinh hoạt phí hay
thế nào cũng được. May là bác hàng xóm nhận lời.
Lần
đàm phán này mất đến một tuần. Anh mừng rỡ vì đã đàm phán thành công, giầy
thông báo nhậm chức tổng giám đốc của đã có. Trong khi anh nóng lòng về nhà để
được gặp bố mẹ thì bố mẹ anh đã về quê.
Anh
khẽ gõ cửa nhà hàng xóm. Đây cũng là lần đầu tiên anh gõ cửa nhà họ. Bác hàng
xóm liền đưa cho anh một túi quà của bố mẹ anh gửi.
Mở
gói quà, anh thầy bên trong còn có một mảnh giấy của mẹ: “Khánh à, bố mẹ biết
con rất bận, nhưng mẹ và bố con đều rất nhớ con, con mới mua nhà nên bố con muốn
lên thăm nhà cửa xem thế nào nhưng lại đúng lúc con không ở nhà. Nhưng hai vợ
chồng nhà bác hàng xóm của con rất nhiệt tình. Hai bác còn nói muốn giới thiệu
bạn cho con. Nhưng bố mẹ cũng ngại không muốn làm phiền người ta. Sau khi biết
con vẫn ổn, bố mẹ không làm phiền chuyện công việc của con nữa nên bố mẹ về quê
luôn. Cái cửa ở nhà mình mới bị hỏng, bố con thay ổ khóa mới, mẹ sợ con về nhà
không mở được cửa nên gửi lại cho con một chiếc chìa khóa. À, còn một túi táo đỏ
mà con thích ăn nhất nữa đấy….”
Mảnh giấy ấy làm tim anh nhói đau. Tại sao anh
không nhớ gửi chìa khóa cho bố mẹ? Nhà của anh thì khác gì nhà của bố mẹ chứ? Cầm
túi táo đỏ của bố trên tay, nhìn chiếc chìa khóa của mẹ, anh chẳng thể cầm nổi
nước mắt. Chiếc chìa khóa này giống như con dao nhọn đâm thẳng vào tim anh!
Ngày
hôm sau, anh bỏ hết mọi công việc, ra ga lên tàu về quê. Anh quyết định đón bố
mẹ lên, mong là hành động “mất bò mới lo làm chuồng” vẫn còn kịp…
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment