vnexpress.net- Yêu
cầu từ phía gia đình em là bắt buộc phải có nhà cửa tại thủ đô, trong các quận
chứ không tính huyện, thì mới tính chuyện tiếp theo.
Làm
nhà - Cưới vợ - Tậu trâu là ba điều quan trọng mà các cụ ngày xưa đã nói về đời
người. Cho đến ngày nay, ba điều này vẫn luôn là nỗi lo cho mỗi chúng ta. Có những
người đối mặt với cả ba vấn đề rất dễ dàng, có những người đối mặt được với cả
ba là cả một vấn đề rất lớn trong số đó có tôi. Tôi không biết nên bắt đầu câu
chuyện như thế nào và giải quyết vấn đề của mình ra sao? Tôi gửi những dòng tâm
sự này rất mong nhận được sự quan tâm chia sẻ tư vấn của những người cùng cảnh
ngộ để chúng tôi giữ được nhau mà thuận với cả hai bên gia đình. Câu chuyện của
tôi như sau:
Tôi
năm nay 34 tuổi là một công chức làm việc tại một cơ quan ở TP. Hà Nội nhưng
tôi lại là một thanh niên đến từ tỉnh lẻ, còn em năm nay 26 tuổi hiện đang làm
kế toán cho một công ty tư nhân và gia đình em thì đang sống tại Hà Nội. Chúng
tôi quen và yêu nhau tại một lớp học cao học của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Tình yêu của chúng tôi nảy nở trên niềm tin lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu trong
học tập và chia sẻ những vướng mắc trong công việc.
Đối
với tôi từ lúc biết yêu đến giờ đã trải qua cả chục mối tình, tôi cũng kể cho
em nghe, tuy nhiên chưa mối tình nào có đủ niềm tin như với em để tôi có thể đi
xa hơn nữa trong cuộc sống và em cũng vậy. Chúng tôi xác định tiến đến hôn nhân
cũng là lúc những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh.
Đầu
tiên là về phong tục tập quán, tôi quê ở Bắc Ninh nên việc đi hỏi vợ cho con
thì gia đình sẽ ủy quyền cho một số người cao tuổi trong họ đi hỏi chứ không
bao giờ bố mẹ đi hỏi vợ cho con. Còn em sống tại Hà Nội nhưng gốc của gia đình
thì bên nội ở Nam Định và bên ngoại ở Bắc Ninh đưa ra yêu cầu bắt buộc phải có
bố hoặc mẹ đi hỏi vợ cho con (kể từ khi đi đặt vấn đề cho đến cưới xin).
Vấn
đề này tôi đã thuyết phục được các cụ bên nhà tôi rũ bỏ cái tục lệ của địa
phương đi vì hạnh phúc của con cái. Giải quyết được việc này xong báo tin mừng
cho em được vài hôm thì tôi lại nhận được từ em thêm một yêu cầu nữa mà cái này
nằm ngoài khả năng giải quyết của tôi cũng như nhiều bạn trẻ khác trong thời buổi
kinh tế khó khăn hiện nay. Đó chính là một trong ba vấn đề mà các cụ đặt dấu mốc
quan trọng trong cuộc đời mỗi con người - Vấn đề nhà cửa.
Yêu
cầu từ phía gia đình em là bắt buộc phải có nhà cửa tại thủ đô, trong các quận
chứ không tính huyện thì mới tính chuyện tiếp theo, còn quan điểm từ phía gia
đình tôi là giải quyết từng việc trước. Thứ nhất cưới xin xong xuôi, vợ làm ổn
định thì sẽ tính chuyện mua nhà tại thủ đô làm sao cho thuận tiện việc đi lại của
cả 2 vợ chồng, còn không có chuyện mua nhà rồi mới cưới. Vấn đề này được đưa ra
thì tôi và em đều là những người trong cuộc và rất là rối với quan điểm của cả
2 bên gia đình.
Mặc
dù tôi đã 34 tuổi, làm công chức và cũng làm thêm bên ngoài nhưng chưa bao giờ
tôi cầm số tiền lớn để chi tiêu mà không có mục đích của việc tiêu tiền (em
cũng biết), số dư làm thêm hay tiết kiệm được của cá nhân hàng năm tôi đều đưa
cho mẹ giữ, còn em thì mới ra trường đi làm được một năm. Bây giờ nói bỏ ra số
tiền lớn để mua mảnh đất tại thủ đô là quá sức với cả hai chúng tôi khi mà mỗi
gia đình đều đưa ra những lý do để không nhượng bộ cho việc này.
Khi
tính đến chuyện hôn nhân với em và mâu thuẫn này nảy sinh tôi cũng đưa ra hướng
giải quyết, đi thuê nhà như bao bạn trẻ khác đợi cho em có chỗ làm ổn định rồi
huy động từ phía gia đình để mua một mảnh đất nhỏ với em thì đồng ý nhưng còn
gia đình em thì phản đối kịch liệt. Sống ở nông thôn, cần số tiền lớn để mua
30m2 nhà tại Hà Nội cũng là cả một vấn đề mà các cụ nhà tôi phải tính toán chứ
không dễ dàng gì nói mua là mua ngay.
Quan
điểm này của tôi đưa ra thì em nói là em hiểu và biết là như vậy nhưng em không
thể trái ý của gia đình. Khi nghe em nói vậy thì tôi đã đưa ra một số vấn đề sẽ
nảy sinh, nếu mua nhà trước khi kết hôn thì gia đình tôi sẽ không đưa cho một đồng
nào, còn đất của tôi ở quê các cụ đã cho tôi không thể đem bán; đi vay mượn họ
hàng hai bên sẽ đủ tiền mua nhà nhưng thời gian trả là có giới hạn trong khi một
năm đi làm dư ra của hai vợ chồng sẽ là bao nhiêu?
Còn
nếu không vay mượn được từ phía gia đình nếu đem sổ đỏ mảnh đất ở quê của tôi cầm
cố vay mượn ngân hàng thì trả lãi hàng tháng, rồi thì số tiền 2 vợ chồng tiết
kiệm được là bao nhiêu và có khả năng trả gốc hay không? Em nói em chưa tính được
và chưa suy nghĩ đến những vấn đề này. Tranh luận đến lúc này thật sự tôi cũng
không còn biết tính toán như thế nào nữa thì em nói rằng hãy để cho cả hai có
thời gian suy nghĩ thêm về vấn đề “đi tiếp hay dừng lại”. Tôi hoàn toàn đồng ý
và đưa ra cái mốc mà ban đầu em nói là gia đình đi xem bói, xem số đến tháng 4
năm 2014 (tính lịch âm) thì chúng tôi sẽ cưới và tôi cũng nói sẽ chỉ chờ quyết định
từ phía em chứ còn tôi vẫn tin tưởng và nghĩ đến thời gian trên.
Nói
thì nói vậy, nhưng với em chưa một lần va vấp trong cuộc sống mà cứ bình bình
trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Đến cả việc tốt nghiệp đi làm, rất nhiều
nơi làm ổn định gọi em nhưng vì nghe tư vấn và chưa dám bước chân ra xa hơn nên
em đã từ bỏ những công việc có thu nhập ổn định vào loại khá để chọn công ty tư
nhân ngay gần nhà em. Bây giờ vướng mắc nảy sinh mà theo quan điểm của em là sẽ
không vượt rào trái ý bố mẹ về vấn đề đi thuê nhà để sống sau khi kết hôn còn về
quê tôi sống có nhà cửa đàng hoàng thì em kêu mệt không thể đi lại hàng ngày
(nhà tôi cách nhà em cũng như chỗ em làm khoảng 32km).
Đến
giờ này thật sự tôi cũng không biết mình sẽ như thế nào khi ngồi chờ quyết định
cuối cùng từ phía em. Mặc dù tôi đã xác định tâm lý, nếu em không thể thoát ra
ngoài cái suy nghĩ hay cái vỏ bọc của bố mẹ thì chúng tôi sẽ mất nhau mãi mãi
và nó sẽ ảnh hưởng đến cả hai là sẽ đối mặt nhau trên giảng đường như thế nào
khi chúng tôi còn phải đối diện với nhau cho đến hết năm 2013 này?
Tôi
không phải là người giỏi văn và đang lúc rất rối trong vấn tiền hôn nhân. Rất
mong nhận được chia sẻ và tư vấn từ phía các bạn để chúng tôi có thể đi đến hết
cuộc đời mà thuận được cả từ hai phía gia đình.
---
PS: Giải tán ngay kẻo hối không kịp.
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
---
PS: Giải tán ngay kẻo hối không kịp.
Blogger Comment
Facebook Comment