1. Mực nước biển dâng

Nước
biển dâng cao là do nhiệt độ trên trái đất ngày càng tăng. Nhiệt độ tăng khiến
các tảng băng tan nhanh hơn, làm mực nước biển và đại dương trên toàn thế giới
tăng theo.
Nằm
ở giữa Australia và quần đảo Hawaii (Mỹ) trên Thái Bình Dương, phần lớn lãnh thổ
Tuvalu (gồm 9 đảo san hô vòng) cách mực nước biển chưa tới 0,9 m. Nơi cao nhất
của nước này chỉ cách mực nước biển 4,5 m. Vì thế mà Tuvalu đang đối mặt với
nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do tình trạng ấm lên toàn cầu.
2.
Băng tan

Chúng
ta dễ dàng nhận thấy diện tích của các dòng sông băng trên toàn thế giới đang dần
bị thu hẹp lại. Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao nơi cây cối không thể sinh trưởng
và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, nay dưới tác động của nhiệt độ
cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất này
cũng đã xuất hiện.
Một
tảng băng trơ trọi trên đỉnh Klimanjaro tại Tanzania. 80% diện tích băng trên đỉnh
Kilimanjaro đã biến mất trong 50 năm qua. Ông Batilda Buran, Bộ trưởng Môi trường
Tanzania, phát biểu: "Tác động của biến đổi khí hậu đối với Tanzania đang
diễn ra với tốc độ khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử".
3.
Nắng nóng
![]() |
Đợt nắng nóng năm 2010 đã gây ra hàng trăm vụ cháy rừng tại Nga |
Trong
50 năm trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt nắng nóng đã tăng từ 2- 4 lần. Nhiều
khả năng trong 40 năm tới, số lượng các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần.
Theo
các chuyên gia, nắng nóng sẽ làm tăng số vụ cháy rừng, các loại bệnh dịch, và mức
nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo.
4.
Bão và lũ lụt
![]() |
Việt Nam mất hàng trăm sinh mạng và hàng triệu USD mỗi năm do thiên tai lũ lụt, hậu quả của biến đổi khí hậu.(Ảnh: Hoàng Hà) |
Số
liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4
và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi.
Những
vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại
dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng.
5.
Hạn hán
Khi
một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển
dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hoành hành.
Các
chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng
ấm hơn.
Hạn
hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các
sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp
bênh.

Hiện
nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt
hạn hán nghiêm trọng. Giới khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp
tục giảm trong những thập kỷ tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại
châu Phi cho rằng, tới năm 2020, sẽ có 75 – 250 triệu dân châu Phi không có nước
sử dụng, và sản lượng nông nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%
6.
Dịch bệnh
Nhiệt
độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức
khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những
loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.
![]() |
Đàn muỗi ở quanh hồ Myvatn ở Ailen (Ảnh: Ami Einarsson) |
Bão
lụt cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng tỷ
USD. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần một lượng tiền lớn để xử lý và kiểm
soát sự lây lan dịch bệnh.
Năm
2005, cơn bão lịch sử đã đổ bộ vào Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân
nơi đây giảm 15% trong những tháng sau cơn bão, và thiệt hại về tài sản ước
tính khoảng 135 tỷ USD.
Trong
khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thì các
chính phủ cũng đang phải chịu sụt giảm doanh thu từ ngành du lịch, giảm lợi nhuận
công nghiệp. Ngược lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sạch, chi phí cho
hoạt động dọn dẹp sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bất ổn vùng
biên giới.
Theo
dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học
Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20
ngàn tỷ USD.
8.
Giảm đa dạng sinh học
![]() |
Nhiệt
độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt
chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30% loài động thực vật
hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
Nguyên
nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật
ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại
dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với
những biến đổi trên.
Con
người cũng không thể thoát khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa
và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người. Khi thực
vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả
thu nhập của con người cũng sẽ giảm theo.
9.
Hủy diệt hệ sinh thái
![]() |
Sự biến mất của các rạn san hô diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở Sri Lanka, Kenya, Maldives, Tanzania. |
Những
thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng
đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không
khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Dưới
tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng
có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều
đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện
tượng axit hóa đại dương.
Nguồn:
Discovery, Infonet, Vnexpress
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment