Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu” - phát biểu của ông Trần Trọng Dực - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội tại phiên thảo luận ngày 7-12-2012 của HĐND TP Hà Nội về việc "chạy” công chức không dưới 100 triệu đồng xứng đáng được coi là 1 trong những phát ngôn ấn tượng nhất năm qua.
Mấy ngày qua, chỉ chưa đầy 1 tháng sau phát ngôn gây sốc của ông Trần Trọng Dực, việc 1 trưởng phòng nội vụ, 1 trưởng phòng giáo dục của huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đang bị "xem xét” vì liên quan đến "chạy” công chức đã chứng minh phát biểu đó là có cơ sở.
Sở
dĩ phát biểu của ông Dực gây sốc bởi vì chỉ rõ: "chạy” vào đâu? Đó là chỗ
trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận
huyện là trưởng phòng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp
nhận hồ sơ, nhận tiền "chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới
100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho TP chúng ta, nhưng đây là
thực trạng đang tồn tại”.
Nhiều
cán bộ của ngành nội vụ ngay sau đó "phản pháo” cả chính thức trên báo chí
cả râm ran bên ngoài rằng: Phát biểu đó là "liều” vì không có bằng chứng.
Một số trưởng phòng nội vụ các quận huyện của Hà Nội phát biểu trên báo là họ
thấy "buồn” và "tủi thân”. Và ai cũng cố chứng minh rằng nếu chuyện
đó có thì xảy ra đâu đó chứ chỗ mình thì không! Với cương vị của mình, như phát
biểu với báo chí của ông Phan Đăng Long - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
sau đó, ông Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy không thể là người phát ngôn hồ đồ hay
không có căn cứ. Hơn nữa, với dư luận nói chung đều hiểu thực tế "đau
lòng” mà ông Dực nói ra khá phổ biến, chỉ có điều trước ông Dực, chưa có lãnh đạo
có trách nhiệm nào nói thẳng ra như ông Dực. Rất nhiều ý kiến bạn đọc trên nhiều
tờ báo mạng cũng như dư luận bên ngoài từ thực tế của những người đã từng liên
quan đến "chạy” công chức đều khẳng định mức giá ông Dực dẫn chứng cũng đã
"xưa” rồi, thực tế cao hơn con số đó.
Dù
sao, kho tàng tiếng Việt thời hiện đại từ gần 1 tháng nay xuất hiện thêm một
"khái niệm” mới: "Công chức 100 triệu!”
Có
2 câu hỏi được đặt ra vào thời điểm này và không khó để tìm câu trả lời: Ai là
người nhận "100 triệu”? và: Công chức 100 triệu là những ai? Đương nhiên,
nếu chỉ như ông Dực đã nêu ra: Đầu mối là trưởng phòng nội vụ các quận huyện
thì chưa "tâm phục khẩu phục”. Và "các đồng chí chưa bị lộ” vẫn có
quyền phản bác. Ở câu hỏi thứ 2, "công chức 100 triệu” cũng đương nhiên
thuộc các cơ quan công quyền, các phòng ban sở ngành và nơi tập trung đông nhất
là ở giáo dục và y tế công lập. Tức là ở những nơi ăn lương ngân sách mà lâu
nay vẫn tồn tại thực tế: 33% công chức ngồi chơi xơi nước.
Nay,
khi đã có "vụ” Ứng Hòa, dư luận hẳn chấm dứt băn khoăn về "căn cứ” của
phát ngôn mà Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đánh giá là "như phát súng phá vỡ
những râm ran trong dư luận Thủ đô bấy lâu nay về việc chạy công chức”.
Khi
câu chuyện "công chức 100 triệu” được đưa ra công khai, người ta thấy có vấn
đề móc xích về các hệ lụy. Ví như để "chạy” vào các trường học công lập,
cô phải mất hàng trăm triệu thì việc cô dạy thêm là tất yếu. Và công chức của
các cơ quan công quyền sau khi "chạy” vào được (gần như được hiểu là ấm chỗ
nên không lo bị đuổi việc) vòi vĩnh, sách nhiễu nhân dân là đương nhiên…
Hà
Nội đang tích cực triển khai việc kiểm tra thi tuyển công chức. Với đòi hỏi từ
dư luận phải mạnh mẽ hơn. Và chắc chắn không phải chỉ có mỗi chuyện ở Ứng Hòa
(để chứng minh ông Trưởng ban Kiểm tra Thành ủy phát biểu không hồ đồ?).
Nhưng
vấn đề đặt ra không chỉ với Hà Nội mà với cả nước để giải quyết bài toán sử dụng
đúng người đúng việc, tinh giản biên chế các cơ quan hưởng lương ngân sách, thu
hút người tài vào các cơ quan nhà nước… lại không đơn giản chỉ là mấy giải pháp
như một số cán bộ phát biểu trong những ngày gần đây như đặt camera ở phòng thi
tuyển công chức, như ngăn ngừa lộ đề hay đánh dấu bài thi…Tất cả những việc ấy
chỉ đang chứng minh chúng ta đang tuyển công chức một cách rất hình thức (công
chức không phải học trò để chỉ phải trải qua một kỳ "trả bài”). Tuyển dụng
công chức một cách hình thức chính là kẽ hở trước hết cho việc "chạy” chứ
không phải ở chỗ phòng thi có camera hay không?
Mai
Linh
Blogger Comment
Facebook Comment