Xin
giới thiệu với các bạn 15 tòa nhà trong số đó:
Khách
sạn Ryugyong (CHDCND Triều Tiên)
Sau
hơn ba thập kỷ chật vật xây dựng, khách sạn Ryugyong tọa lạc ở thủ đô Bình Nhưỡng
sẽ được khánh thành vào giữa năm 2013. Mang hình đầu đạn đứng giữa trời xanh,
tòa nhà 105 tầng này sẽ là khách sạn cao nhất thế giới.
Reto
Wittwer, tổng giám đốc chuỗi khách sạn Kempinski, một trong những tập đoàn
khách sạn xưa nhất châu Âu, cho biết ông vui sướng khi giành được quyền quản lý
khách sạn ở thủ đô CHDCND Triều Tiên.
“Khách
sạn khổng lồ hình chóp này sẽ độc chiếm mọi ngành kinh doanh trong thành phố.
Tôi tự nhủ rằng chúng ta phải giành được khách sạn này nếu có thể, bởi nó sẽ trở
thành cỗ máy in tiền khi đất nước mở cửa”- ông Reto Wittwer cho biết.
Đài
thiên văn Indira Gandhi (Ấn Độ)
Đài
thiên văn Indira Gandhi ở Lucknow (Ấn Độ) là môt tòa nhà sặc sỡ bắt chước hình
dáng sao Thổ với khối cầu khổng lồ bán kính 21m và môt chuỗi vòng đai màu nâu,
cam và vàng.
Mở
cửa năm 2003, nhiều người vẫn chưa rõ tại sao tòa nhà được lấy theo tên nguyên
thủ tướng Ấn Độ, là một nhà ngoại giao hơn là nhà thiên văn học. Nếu bà còn sống,
chắc hẳn bà sẽ chỉ ra một lỗi trầm trọng: sao Thổ thực tế có bảy vành đai,
không phải năm như trong thiết kế của tòa nhà.
Tòa
nhà ban phát triển thủy sản quốc gia (Ấn Độ)
Khánh
thành tháng 2/2012, tòa nhà có hình thù một con cá mập vừa mới nuốt chửng một
chiếc khí cầu. Vây ức bên trái cá mập đóng vai trò là mái hiên cho cửa chính
vào bên trong tòa nhà. Vào buổi tối, những đèn chiếu xanh tím hướng vào tòa nhà
tạo ấn tượng như chú cá đang bơi lặn trong không gian thành phố Hyderabad.
Tòa
nhà Chang (Thái Lan)
Mở
cửa năm 1997 tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), tòa nhà ở khu thương mại phía bắc
bao gồm 32 tầng. Các văn phòng chiếm hai tầng của tòa nhà trong khi chung cư và
căn hộ chọc trời chiếm phần còn lại, phía trên đỉnh tòa nhà.
Trong
tiếng Thái, “chang” có nghĩa là voi. Tòa nhà nhằm thể hiện sự tôn kính loài
đông vật đã giúp người dân Thái bảo vệ vương quốc từ những ngày đầu lịch sử.
Trụ
sở tập đoàn bất động sản Aldar (Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất)
Tòa
nhà có hình dáng đồng xu to tướng này là công ty đầu tư và phát triển bất động
sản Aldar ở Abu Dhabi, thủ đô Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Bên
trong tòa nhà 23 tầng bao gồm văn phòng, hai quán cà phê, phòng cầu nguyện,
phòng tập thể dục cho nam và nữ. Có tổng cộng 12 thang cuốn tốc độ cao giúp
nhân viên di chuyển dễ dàng. Đây là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới có
hình tròn, được giữ cố định bằng một lưới thép.
Văn
phòng Công ty Longaberger (Mỹ)
Nhà
sáng lập công ty, Dave Longaberger, đã quá tự hào với những chiếc giỏ làm từ gỗ
đến nỗi ông cho thiết kế văn phòng lấy hình ảnh sản phẩm mình tạo ra. Đặt tại
Ohio (Mỹ), tòa nhà có cấu trúc bằng thép trát vữa.
Khách
sạn Thiên Tử (Trung Quốc)
Nằm
ở Lang Phường, Hà Bắc (Trung Quốc), khó ai có thể hình dung đây là một khách sạn
từ cái nhìn đầu tiên.
Khách
sạn được thiết kế lấy hình ảnh ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ, tượng trưng cho may mắn,
thịnh vượng và trường thọ. Ông Thọ với râu trắng dài đón chào khách vào bên
trong ống tay áo phải. Tay trái ông cầm một quả đào, là một phòng suite cao cấp.
Khách sạn Thiên Tử đã lập kỷ lục thế giới cho tòa nhà mang hình ảnh lớn nhất.
Thư
viện quốc gia Belarus (Belarus)
Thiết
kế trên hình dạng một viên kim cương, Thư viện quốc gia Belarus có 24 mặt bao
phủ bởi kính làm cả tòa nhà trở nên lấp lánh. Để giữ cho thư viện tiếp tục tỏa
sáng vào ban đêm, các chuyên viên đã lắp đặt một bộ bao gồm 4.646 đèn LED đổi
màu liên tục chiếu sáng từ bên ngoài tòa nhà.
Flame
Towers - Tòa tháp lửa (Azerbaijan)
Tòa
tháp tọa lạc ở thủ đô Baku, Azerbaijan, được biết đến như là vùng đất của lửa.
Kiến
trúc tòa tháp được lấy ý tưởng từ những tín đồ bái hỏa giáo thời xa xưa. Ba tòa
tháp cao 190m mới được mở cửa năm nay. Vào ban đêm, tòa tháp trở nên lung linh
như những ngọn lửa nhờ hệ thống đèn LED chiếu sáng từ bên ngoài. Bên trong là
khách sạn Fairmont, văn phòng và trung tâm thương mại.
Lotus
Temple - Đền hoa sen (Ấn Độ)
Kiến
trúc sư Fariborz Sahba sử dụng hoa sen nhằm ẩn dụ khả năng của con người: sen
vươn lên từ đầm lầy và nở thành một bông hoa đẹp rực rỡ. Công trình bao bọc bởi
9 cái ao và 27 phiến đá làm từ cẩm thạch, tượng trưng cho cánh hoa. Ngôi đền thờ
Baha’I ở New Delhi (Ấn Độ) là tòa nhà tôn giáo được đến thăm nhiều nhất trên thế
giới và thu hút du khách nhiều hơn đền thờ Taj Mahal.
Cross
# Towers - Tòa tháp hình dấu thăng (Hàn Quốc)
Tập
đoàn kiến trúc sư Đan Mạch Bjarke Ingels Group đã trình làng kế hoạch xây dựng
tòa tháp hình dấu thăng. Đây là một đôi tòa nhà chọc trời được nối liền bởi hai
chiếc cầu cao 70m và 140m ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc).
Bên
trên những chiếc cầu sẽ là những khu vườn tầng thượng.
Fang
Yuan Building - Tòa nhà Phương Viên (Trung Quốc)
Tọa
lạc ở Thẩm Dương (Trung Quốc), tòa nhà “vuông tròn” Phương Viên lấy ý tưởng từ
hình dáng đồng xu cổ Trung Quốc có lỗ vuông bên trong. Đây là một thiết kế khác
của kiến trúc sư Đài Loan C.Y. Lee, cha đẻ của tòa tháp Taipei 101, một trong
những tòa nhà cao nhất thế giới. Tuy nhiên, thiết kế này của ông lại được mệnh
danh là tòa nhà xấu xí nhất thế giới.
Bảo
tàng Guggenheim Bilbao (Tây Ban Nha)
Bảo
tàng Guggenheim ở Bilbao (Tây Ban Nha) được so sánh như một con thuyền, thiên
thạch, tàu không gian hay là một cây bông cải. Mặc cho những tưởng tượng khác
nhau, tòa nhà của kiến trúc sư Frank Gehry vẫn giành đươc những lời khen tặng
và là một trong những thiết kế quan trọng và mang tầm ảnh hưởng nhất thời đại.
The
Experience Music Project (EMP Museum) - Bảo tàng âm nhạc (Mỹ)
Bên
cạnh thành công của Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, kiến trúc sư Frank Gehry lại
không gặt hái được thành công ở quê nhà. Bảo tàng dự án âm nhạc trải nghiệm rộng
13.000m2 ở Seattle (Mỹ) không mang thiết kế đồng nhất. Mặt ngoài làm từ nhôm và
thép lại được sơn màu tím, đỏ và xanh làm mất vẻ mỹ quan.
Cung
thể thao dưới nước London (Anh)
Thiết
kế phục vụ Thế vận hội London 2012, cung thể thao dưới nước của kiến trúc sư
Zaha Hadid được đầu tư đến 430 triệu USD. Từ mặt bên, tòa nhà nhìn như một con
cá voi mắc cạn. Bên trong, khán giả sẽ có cảm giác đang ngồi dưới bụng cá voi.
(Theo
Time)
Blogger Comment
Facebook Comment