Môi trường Tây Nguyên đang khủng hoảng

Các
nguồn nước tự nhiên như sông, suối cũng dần bị cạn kiệt và ô nhiễm, gây
khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.Đất Tây Nguyên cũng đã bị xuống cấp,
đang bị chua hoá, hàm lượng chất dinh dưỡng bị suy thoái, hiện tượng
xói mòn và rửa trôi đất ngày càng trầm trọng.Tây nguyên là mái nhà của
các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, do đó suy thoái môi trường Tây
Nguyên sẽ dẫn đến mất ổn định ở cá địa phương này.
Miền Đông Nam Bộ phát triển không bền vững
Ông
Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An ví von: “TP.HCM
hiện nay là "một Vedan khổng lồ" của Long An, bởi tình trạng ô nhiễm từ
TP.HCM theo lưu vực sông tràn xuống Long An”. Cục cảnh sát phòng chống
tội phạm về môi trường cho biết, kiểm tra trên 2.000 vụ việc thì đã có
trên 800 vụ xả nước thải lén hoặc nước thải không đạt tiêu chuẩn.
Ngoài
ra còn 700 làng nghề nằm xen lẫn trong các khu dân cư ven lưu vực sông,
chủ yếu sản xuất các ngành nghề như thuộc da, dệt, nhuộm, tái chế kim
loại, tái chế bọc ny lon và dầu nhớt nhưng không có hệ thống xử lý nước
thải nên sông Đồng Nai phải gánh chịu ô nhiễm.Gần 50% số trận mưa ở Đồng
Nai và TP Hồ Chí Minh là mưa axit. Ngập lụt, truyền triều, lún sụt tại
thành phố Hồ Chí Minh chưa có cách khắc phục. Những vấn đề môi trường và
xã hội cho thầy phát triển ở khu vực kinh tế trọng điểm này klà không
bền vững.
Sinh vật ngoại lai nguy hại và sinh vật biến đổi gen xâm lấn ngày càng tăng
Mai
dương, tôm thẻ chân trắng, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, tôm hùm đỏ, cây
bìm bôi hoa vàng, bọ cánh cứng hại dừa, virus gây bệnh heo tai xanh,
phẩy khuẩn tả biến tính, cá hoàng đế, cá hổ, hoa ngũ sắc,…và không ít
giống cây trồng biến đổi gen (ngô, bông, đậu tương,…) đã xâm nhập hay
được đưa phạm luật vào nước ta mà tác hại của chúng không phải trường
hợp nào cũng được chứng minh. Chúng ta chưa đủ mạnh để kiểm soát sinh
vật ngoại lai xâm hại cũng như sinh vật biến đổi gen mặc dù các quy định
luật pháp không thiếu.
Tài nguyên khoáng sản đang thất thoát
Nước
ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng nhìn chung trữ lượng thấp.
Một số loại khoáng sản như than đá, bauxite, đá vôi, dầu mỏ,…tuy có
nhiều nhưng thế giới cũng có nhiều. Thời gian qua, việc khai thác khoáng
sản chủ yếu nhằm xuất khẩu quặng thô hay sơ chế nên giá trị không cao,
chưa nói đến việc bảo vệ môi trường khai khoáng là việc làm cực kỳ yếu
kém dẫn đến có nhiều ý kiến quan ngại rằng chúng ta đang lâm vào “lời
nguyền tài nguyên”.
Lo
lắng như vậy là có lý do. Đặc biệt trong hình thức khai thác mỏ nhỏ,
hay “tận thu khoáng sản “ do các địa phương cấp phép, lợi thì ít mà thất
thoát tài nguyên và tàn phá môi trường thì nhiều. Nhà nước có một tài
sản khổng lồ hiện gần 450 mỏ đang khai thác nhưng chỉ mang về chưa tới
3,5% GDP nguồn thu từ bán khoáng sản thô. Riêng chỉ mỗi việc xuất khẩu
cát thời gian qua khiến mỗi năm Việt Nam mất nguyên diện tích bằng diện
tích một hòn đảo nửa km2. Cạn kiệt tài nguyên chắc chắn sẽ dẫn đến xung
đột môi trường và mất cơ hội phát triển trong tương lai.
Văn hóa an toàn và An ninh môi trường
VHAT
là một dạng văn hóa doanh nghiệp (tức là một hệ sản xuất), nhằm đảm bảo
an toàn tính mạng và tài sản của: a/ người lao động, b/ người sử dụng
sản phẩm của doanh nghiệp và c/ người cư trú trong phạm vi ảnh hưởng về
môi trường của doanh nghiệp.
Những
năm gần đây không kể hết những vấn đề mất an toàn môi trường liên quan
đến sản xuất. Từ chuyện các thầy cô giáo ở gần mỏ chì kém trong tỉnh Bắc
Cạn bị nhiếm chì, các vụ ô nhiễm nước nhiều nơi gây chết thủy sản hàng
loạt, vấn đề sức khỏe người dân do ô nhiếm tại các điểm đào đãi vàng ở
Quảng Nam, vấn đề cát bay và phát tán phóng xạ do khai thác sa khoáng ti
tan ven biển, vấn đề cạn kiệt nguồn nước ngầm do nuôi tôm trên cát ở
nhiều vùng ven biển miền Trung, chuyện mấy lần tràn dầu ở vịnh Đà nẵng,
vấn đề nứt đập thủy điện Sông Tranh 2, vấn đề liên đới giữa nhà máy
super lân Lâm Thao với “làng ung thư” Thạch Sơn Phú Thọ, vấn đề nhà máy
boxit – alumin Tân Rai Lâm Đồng chưa sản xuất đã làm rò rỉ kiềm gây ô
nhiễm nguồn nước xung quanh; rồi trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm thì nào nước tương có M3PCD, bánh phở có formon, bảnh chưng luộc
với ac quy, thịt heo có “chất cấm”, thuốc cam có chì, thủy sản có dư
lượng chất kháng sinh cao, rau quả chứa chất kích thích, chất bảo quản,
hay dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật quá cao, vụ mang lậu tôm hùm đỏ và
rùa tai đỏ vào nuôi trong nước phải mất gần nửa năm mới giải quyết tạm
ổn,… cho đến chuyện thời sự ở Quảng Ngãi về “bệnh lạ”.
Cũng
không cần và không thể kể hết ở đây các sự cố môi trường liên quan đến
các hệ sản xuất đang diễn ra ở nước ta. Vấn đề cần nhận rõ là không ít
hệ sản xuất ở nước ta thiếu một thứ văn hóa cơ bản đó chính là “Văn hóa
an toàn”. Không ít hệ sản xuất chỉ nhăm nhăm vào việc giảm chi phí để
tăng lợi nhuận mà không cần để tâm đến sự an toàn. Khi sự cố xảy ra thì
phản ứng đầu tiên của nhà sản xuất là tuyên bố trấn an dư luận bằng
những lý luận kém thuyết phục.
Sự
tràn lan cái thứ văn hóa không an toàn đó sẽ không có gì đáng nói nếu
chúng xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, cục bộ. Tuy nhiên nếu chúng phổ biến
rộng khắp thì sẽ không còn là vấn đề an toàn môi trường nữa mà trở thành
một vấn đề quốc gia đại sự có tên là an ninh môi trường.
Trong
sản xuất và đời sống thường gặp các rủi ro ngoài mong muốn của con
người. Những rủi ro này có thể là do sự bất cẩn trong sản xuất và đời
sống (ví dụ các vụ cháy nổ, tai nạn giao thông...). Những thiệt hại lớn
thường ngoài tầm dự tính của con người hoặc do chính con người vụng tính
(ví dụ các sự cố tràn dầu, sự cố nhà máy điện nguyên tử, cháy nổ hầm lò
khai thác than...).
Đã
từng xảy ra những vụ phản ứng tập thể của nhân dân chống lại hoạt động
của bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), Đông Thạnh (Tp Hồ Chí Minh), các bãi rác ở
thành phố Hải Dương, thành phố Nam Định, phản ứng của nhân dân Cam Ranh
đối với xả thải của nhà máy đường Cam Ranh (Khánh Hoà), vụ nhân dân đập
phá doanh nghiệp Vạn Phát ở khu công nghiệp Phú Tài - Bình Định đầu
những năm 2000 là một số trong những vụ việc điển hình. Phản ứng quyết
liệt của công chúng sẽ trở nên phức tạp hơn và mang màu sắc phá hoại nếu
bị kích động (ví dụ vụ một số người dân Thái Thuỵ - Thái Bình đập phá
dàn khoan khí của một công ty năm 2000, do hoạt động khoan đã làm lan
toả nước axít ép vỉa gây ô nhiễm môi trường).
Những
điều trình bày trên cho thấy từ Văn hóa an toàn đến An ninh môi trường
chỉ là sự tăng tiến về tần suất và quy mô các vấn đề môi trường mà không
có ranh giới rõ rệt. Công nghiệp hóa đã khó, nhưng tạo ra một nền văn
hóa an toàn đáp ứng công nghiệp hóa bền vững còn khó gấp bội. Nhưng nếu
thiếu văn hóa an toàn thì bất cứ hệ sản xuất nào, dù công nghệ cao đến
đâu, cũng có thể là một quả bom nổ chậm.
Nguyễn Ngọc Sinh và Nguyễn Đình Hòe (VACNE)
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment