Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “Tự mình
thực hiện”, con người ta mới lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công
việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội
một cách tốt nhất.
Tài sản của Bill Gates hiện nay khoảng
hơn 46,6 tỷ dollar. Nếu mỗi năm ông ta tiêu hết 100 triệu dollar thì
phải 466 năm ông ta mới tiêu hết số tiền này. Đó là chúng ta còn chưa kể
đến số lợi tức khổng lồ mà số tiền này mang lại. Vậy tại sao Bill Gates
vẫn làm việc mỗi ngày?
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty
Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone 63 tuổi mới bắt đầu thành lập một công ty
giải trí đồ sộ. 63 tuổi, cái tuổi mà sắp gần đất xa trời, ông đã đưa ra
một quyết định trọng đại: tiếp tục làm việc. Ông luôn luôn có mặt ở công
ty, kể cả ngày nghỉ, giữa công ty và cuộc sống đời tư của ông không có
bất kì giới hạn nào, có lúc ông còn làm việc đến 24 tiếng mỗi ngày. Từ
đâu mà ông có được nhiệt huyết với công việc của mình đến vậy?
Những ví dụ tương tự còn rất nhiều.
Những người đó có “mức lương” khổng lồ, không những ngày ngày họ đều làm
việc mà còn làm việc cật lực như đang bán sức lao động của mình. Nếu
bạn làm việc cùng họ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi rã rời vì thời
gian làm việc kéo dài. Vậy tại sao họ phải làm việc như vậy? Có phải là
vì tiền? Sumner Redstone đã nói: "Thực ra tiền bạc không phải là động
lực thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi
yêu ngành giải trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ
thực hiện được những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố
gắng hết sức để thực hiện".
Quả thực, chính niềm đam mê muốn mình tự
làm việc đã thúc đẩy họ cống hiến hết sức mình cho công việc, mà không
đơn thuần vì danh lợi. Thậm chí ngay cả khi họ có thể điều khiển được
cuộc sống, họ cũng không từ bỏ công việc.
Một số nhà tâm lí học phát hiện, khi
tiền bạc nhiều đến một mức độ nhất định nó sẽ không còn sức mê hoặc con
người nữa. Cuộc sống không đơn giản là sự tồn tại, con người còn có
những ham muốn cao hơn. Trong đó, mong muốn tự mình làm việc ở mức độ
cao nhất, cho con người ta động lực mạnh mẽ nhất.
Khi một người làm công việc mà anh ta
thích, đồng thời công việc đó cũng phù hợp với anh ta, anh ta có thể
phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất thì có thể nói anh ta đã
thoả mãn nguyện vọng lao động bằng chính đôi tay của mình. Một người có
động lực làm việc sẽ coi công việc của mình như một hoạt động sáng tạo,
họ sẽ toàn tâm toàn lực cố gắng làm tốt công việc đó. Trong quá trình
làm việc, họ sẽ có được cảm giác thoả mãn, trong lòng đầy ắp những cảm
xúc vui sướng phấn khích.

Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “tự mình
thực hiện”, con người ta môi lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công
việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội
một cách tốt nhất.
Chúng ta không nói về "lòng nhiệt tình
tạm thời" vì kiểu nhiệt tình này mỗi chúng ta đều đã trải qua, mà chúng
ta nói về lòng nhiệt tình có thể thúc đẩy một người làm việc và đạt được
thành công rực rỡ. So với những người làm việc vì tiền lương mà nói,
những người muốn thoả mãn nhu cầu cao nhất của cuộc sống con người - tự
mình làm việc chỉ là thiểu số. Vì thế cho nên, sự nhiệt tình lâu dài
trong những người bình thường cũng hiếm như kim cương vậy, còn trong
những người thành đạt thì lại hết sức phổ biến.
Lòng nhiệt tình là nhiên liệu cần thiết
phải được chuẩn bị tốt cho ước mơ cất cánh. Loại nhiên liệu này một khi
đã được nhóm lên sẽ tăng thêm năng lượng cho bạn bay cao hơn. Từ trước.
đến nay, lòng nhiệt tình luôn là động lực thúc đẩy những nhân vật kiệt
xuất của thế giới, đưa họ lên đỉnh cao những lĩnh vực họ đam mê, tất
nhiên cũng thúc đẩy xã hội phát triển. Hãy để lòng nhiệt tình giúp bạn
thực hiện những việc vĩ đại như vậy. Cho dù chúng ta chưa chạm được đến
ranh giới của ham muốn tự mình làm việc, chúng ta cũng không phải giày
vò bản thân vì chúng ta đang làm việc chỉ vì tiền. Chúng ta đừng nói với
mình: được trả lương như thế nào thì mình sẽ làm việc như thế ấy, chẳng
việc gì phải cố gắng hoàn thành tất cả công việc; Cũng đừng tự an ủi
mình: "Mình không bằng người khác, nhận được bằng này lương là tốt lắm
rồi". Chúng ta hãy nghĩ rằng, tiền bạc chẳng qua cũng chỉ là một loại
báo đáp, cái mà chúng ta thu được từ lao động là khả năng hoàn thiện bản
thân, vì thế hãy giữ một thái độ tích cực khi làm việc. Những tư tưởng
tiêu cực sẽ kìm hãm khả năng phát huy tiềm lực bản thân, làm chúng ta
mất đi động lực làm việc và sự tự tin, làm tuột khỏi tay chúng ta nhiều
cơ hội quý giá, kéo chúng ta ra xa đích đến của sự thành công và chúng
ta mãi mãi chẳng bao giờ có thể vươn đến cái đích cao nhất của ước muốn
"tự mình lao động".

Bất kể bạn đang làm việc gì, bất kể môi
trường làm việc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng
hãy làm việc chăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay
lưng đi, và đừng thôi làm việc khi không có ai hối thúc bạn. Chỉ có ý
thức rèn luyện không mệt mỏi để tự nâng cao bản thân trong công việc,
bạn mới có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao.
Có một câu chuyện thế này: Nửa đêm, một
người lục tung căn phòng để tìm kiếm một thứ gì đó. Người bạn cùng phòng
hỏi anh ta: "Anh đang tìm gì vậy?"
- Tôi bị mất một đồng tiền vàng. - Anh ta đáp.
- Anh đánh rơi trong phòng hay ở ngoài hành lang? - Người bạn hỏi.
- Không, tôi đánh rơi ở thảm cỏ ngoài kia. - Anh ta nói.
- Vậy tại sao anh lại tìm trong phòng? - Vì ở ngoài kia không có đèn.
- Anh đánh rơi trong phòng hay ở ngoài hành lang? - Người bạn hỏi.
- Không, tôi đánh rơi ở thảm cỏ ngoài kia. - Anh ta nói.
- Vậy tại sao anh lại tìm trong phòng? - Vì ở ngoài kia không có đèn.
Có thể bạn thấy nực cười vì tư duy logic
của anh ta, nhưng bạn có thấy: có người chẳng bao giờ tìm kiếm sự trọng
dụng của công ty với mình mà luôn luôn hi vọng có lợi về mình, có người
thường làm việc với thái độ ứng phó nhưng lại muốn ông chủ chú ý tới
mình, khi không được ưu ái lại than trách số phận không công bằng với
họ. Những người này cũng phạm phải một sai lầm giống như anh chàng tìm
đồng tiền vàng trong phòng kia, đó là tìm những thứ mình cần ở sai vị
trí.
Nếu một người muốn tìm vàng ở biển vì
anh ta nghĩ đào vàng ở đó dễ dàng. Giả sử anh ta đào được chăng nữa thì
đó chắc chắn không phải là vàng mà chỉ là sỏi đá. Chúng ta hãy chỉ hi
vọng tìm được vàng khi khai thác đá. Hay nói cách khác, muốn có được sự
trọng dụng của công ty, bạn chỉ có một cách duy nhất là làm việc. Bằng
không, những thứ bạn sẽ nhận được cũng chỉ là quyết định sa thải của
công ty mà thôi.
Những ông chủ thường là người sáng suốt,
họ đều có chung một hi vọng là sở hữu được thật nhiều nhân viên giỏi và
có khả năng mang về cho công ty nhiều lợi nhuận. Nếu bạn có thể làm
việc thật chăm chỉ, cố gắng hết sức hoàn thành những công việc được
giao, nhất định sẽ có lúc bạn có được những gì mình mong muốn. Đáng tiếc
là, ngày nay khi làm việc, nhiều nhân viên chỉ luôn miệng ca thán công
ty mà chẳng bao giờ xem lại thái độ làm việc của mình. Họ không biết
rằng phải dựa trên nền tảng của sự nỗ lực hoàn thành công việc của bản
thân họ thì mới có thể hi vọng sẽ được công ty trọng dụng. Lúc nào họ
cũng giữ thái độ đối phó với công việc và miệng thì luôn luôn than thở:
“chăm chỉ làm gì”, “cho qua được rồi”, “công việc cũng chỉ là cái cầu
nhảy, cố gắng thì được gì”. Kết quả là họ mất dần đi nhiệt tình công
tác, không làm việc hết mình và vì vậy không thể có được thành tích công
tác tốt. Cuối cùng, "sự thông minh" lại tạo nên sai lầm, họ tự đánh mất
đi cơ hội tăng lương và thăng chức của mình. Hối hận thì đã quá muộn.
Hãy tham khảo ví dụ dưới đây:
Jack làm việc trong một công ty thương
mại khoảng một năm, do không hài lòng về công việc của mình, anh ta nói
với bạn một cách khó chịu: “Lương của tôi trong công ty là mức lương
thấp nhất, ông chủ không hề coi trọng tôi chút nào, nếu tiếp tục tình
trạng này, tôi sẽ nộp đơn xin thôi việc”.
- Những kĩ năng nghiệp vụ trong công ty
và những bí quyết về giao dịch quốc tế anh đã hoàn toàn nắm vững chưa? -
Người bạn hỏi lại anh ta.
- Vẫn chưa. - Anh ta trả lời.
- Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn.Tôi nghĩ anh hãy bình tâm suy nghĩ lại, hãy nắm vững tất cả những kĩ năng giao dịch, các loại hợp đồng mua bán và cách tổ chức quản lí công ty, thậm chí cả cách viết một hợp đồng giao dịch một cách thật chi tiết, sau đó hãy xin thôi việc. Như thế chẳng phải vừa trút được những bực bội trong lòng, mà lại tích luỹ được thêm kiến thức hay sao?
- Vẫn chưa. - Anh ta trả lời.
- Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn.Tôi nghĩ anh hãy bình tâm suy nghĩ lại, hãy nắm vững tất cả những kĩ năng giao dịch, các loại hợp đồng mua bán và cách tổ chức quản lí công ty, thậm chí cả cách viết một hợp đồng giao dịch một cách thật chi tiết, sau đó hãy xin thôi việc. Như thế chẳng phải vừa trút được những bực bội trong lòng, mà lại tích luỹ được thêm kiến thức hay sao?
Jack nghe lời khuyên của bạn, anh từ bỏ
những thói quen xấu trước đây, bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc và
chăm chỉ. Ngay cả sau giờ làm việc cũng ở lại công ty học thêm về cách
viết hợp đồng mua bán.
Một năm sau, anh gặp lại người bạn cũ, người bạn hỏi anh ta:
- Giờ anh đã học được nhiều điều rồi, thế đã chuẩn bị xin nghỉ chưa?
- Nhưng tôi thấy, sau năm qua, ông chủ đã bắt đầu chú ý tới tôi, gần đây còn giao cho tôi những công việc quan trọng, không những tới được tăng lương mà còn được thăng chức. Nói thật là, không chỉ có ông chủ mà các nhân viên khác trong công ty cũng bắt đầu nể trọng tôi.
- Nhưng tôi thấy, sau năm qua, ông chủ đã bắt đầu chú ý tới tôi, gần đây còn giao cho tôi những công việc quan trọng, không những tới được tăng lương mà còn được thăng chức. Nói thật là, không chỉ có ông chủ mà các nhân viên khác trong công ty cũng bắt đầu nể trọng tôi.
Người bạn cười và nói:
- Tôi đã sớm biết điều đó rồi. Lúc trước
ông chủ không coi trọng anh vì anh không chăm chỉ làm việc, lại không
nỗ lực tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. Sau đó, khi anh đã vất vả học
tại nghiên cứu, năng lực làm việc cũng tiến bộ, tất nhiên ông chủ sẽ chú
ý đến anh.
Làm việc chăm chỉ mới thực sự là sáng
suốt bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân. Hãy xem
công việc là một cơ hội để bạn hội tập, từ đó không chỉ học cách xử lí
nghiệp vụ mà còn học được cả nghệ thuật đối nhân xử thế, cách giao tiếp
với mọi người. Cứ như vậy, ngoài việc tích luỹ được cho bản thân nhiều
kinh nghiệm quý báu bạn còn xây dựng cho mình một nền tảng công việc
vững chắc. Những người làm việc chăm chỉ không phải lo lắng cho tương
lai của mình vì bản thân họ đã tự nuôi dưỡng được một thói quen tốt, dù
làm việc ở đâu họ cũng sẽ nhận được sự chào đón của công ty. Ngược lại,
những người chỉ biết đầu cơ trục lợi trong công việc hay bị mù quáng bởi
những lợi nhuận trước mắt, trong lòng luôn luôn có mầm mống của sự thất
bại. Về lâu dài, đó là điều lợi bất cập hại. Người La Mã cổ đã xây dựng
hai thánh điệu một là thánh điện CẦN LAO, hai là thánh điện VINH QUANG.
Cách sắp xếp chỗ ngồi của họ tuân theo trật tự như sau: con người phải
vượt qua được thánh điện CẦN LAO mới có thể bước tới thánh điện VINH
QUANG. Ngụ ý của họ là chỉ có lao động mới là con đường dẫn đến vinh
quang.
Bất kể bạn đang làm việc gì, bất kể môi
trường làm việc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng
hãy làm việc chăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay
lưng đi, và cũng đừng thôi làm việc khi chẳng ai hối thúc bạn. Chỉ có ý
thức rèn luyện nâng cao bản thân không mệt mỏi trong công việc, bạn mới
có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao.
Chưa có khi nào mà các ông chủ coi trọng
những người làm việc chăm chỉ và cho họ nhiều cơ hội thăng tiến như
ngày nay. Các ông chủ thường khuyến khích nhân viên: “Hãy làm việc chăm
chỉ, hãy phát huy hết năng lực của mình còn rất nhiều nhiệm vụ quan
trọng đang chờ các bạn”. Thực ra, ý của họ là: “Hãy làm việc thật chăm
chỉ, tôi sẽ tăng lương cho mọi người”. Lúc ông chủ giao cho bạn càng
nhiều công việc quan trọng cũng là lúc mức lương của bạn tăng lên và
cánh cửa đưa bạn tới thành công cũng rộng mở trước mắt bạn.
5. Hãy nỗ lực làm việc nếu bạn không muốn nỗ lực tìm việc
Trong xã hội, có rất nhiều người gặp khó
khăn trong công việc và chúng ta nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau
khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than
vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra.
"Tôi phải làm rất nhiều việc mà lương lại chỉ có thế này? được trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi".
"Ông chủ của chúng tôi ấy à, keo kiệt lắm, trả chúng tôi rất ít tiền lương”.
"Giám đốc làm việc ít hơn nhân viên mà
sao lương của ông ta cao thế ông ta nhận lương cao thì phải làm nhiều
chứ, tôi thì chỉ làm đúng mức lương được trả thôi. Không cần phải làm
hơn những gì mình được trả."
Rất nhiều nhân viên thường oán trách như
vậy. Họ oán trách ông chủ hẹp hòi, oán trách thời gian làm việc lâu hay
chế độ quản lý ở công ty quá nghiêm khắc. Có lúc, những lời than vãn đó
chỉ là những lời bâng quơ, tạm thời giải quyết những bức xúc trong
lòng. Thực ra, những lời than vãn đó xuất phát từ chính bản chất của nó,
tuy không trực tiếp gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân hay công ty,
nhưng về lâu dài, do những người hay than vãn thường không có tâm lí ổn
định, nên làm việc không thu được kết quả tốt. Tư tưởng của họ hết sức
nông cạn, lòng dạ hẹp hòi, trong lòng họ đầy rẫy những lời oán trách và
than vãn, giữa họ và công ty không có sự gắn bó, liên kết nào. Con đường
tiến thân của họ cũng vì thế mà bị thu hẹp lại: Bị sa thải là điều chắc
chắn xảy ra.
Bạn hãy nhìn những người lười biếng,
suốt ngày chỉ biết kêu ca về những thứ xung quanh. Họ chưa từng coi
trọng cơ hội làm việc của bản thân, họ không hiểu được mức lương cao
phải được xây dựng trên nền tảng của sự nỗ lực làm việc, họ càng không
biết được, cho dù họ chỉ nhận được một khoản lương ít hơn sức lao động
họ bỏ ra, nhưng họ có thêm được cơ hội nâng cao, hoàn thiện bản thân.
Những người này thường có rất ít kĩ năng nghiệp vụ cho dù thời gian họ
làm việc rất dài, bởi họ luôn đắm mình trong những lời than vãn oán
trách. Điều đáng tiếc là, những người này không thể nhận thấy một sự
thực: trong thời đại cạnh tranh ác liệt như ngày nay, có được việc làm
là điều không dễ dàng. Cho dù bằng cấp của họ có thể thoả mãn được yêu
cầu cơ bản của công việc, họ cũng chỉ đáng đứng vào danh sách “những
người bị sa thải mà thôi”.
Một hôm, tôi đứng trước quầy chuyên bán
giày dép của một siêu thị nói chuyện với một anh nhân viên. Anh ta nói
với tôi, anh ta đã làm việc ở đây trong 7 năm, nhưng do ông chủ của anh
ta “có tầm nhìn hạn hẹp” nên anh ta không được trọng dụng. Anh ta cảm
thấy rất buồn, nhưng cùng lúc anh ta cũng nói về bản thân một cách hết
sức tự tin: “Như tôi đây này, học lực không phải hạng xoàng, vừa còn trẻ
lại vừa có triển vọng, thế mà phải chịu làm một công việc không có
tương lai”.
Lúc đó, có một người khách bước đến hỏi
anh ta cho xem một đôi tất. Anh chàng này chẳng hề đoái hoài đến vị
khách nọ, vẫn thao thao bất tuyệt kể lể mọi chuyện với tôi, mặc kệ người
khách nọ tỏ ra hết sức khó chịu, anh ta cũng chẳng mấy quan tâm.
Cuối cùng, đến khi kể xong câu chuyện,
anh ta mới quay sang nói với người khách nọ: “Đây không phải quầy bán
tất”. Người khách lại hỏi: “Xin hỏi, quầy bán tất ở đâu?” Anh ta trả
lời: “Chị đi mà hỏi người phục vụ kìa, chị ta sẽ chỉ cho chị quầy bán
tất ở đâu”. Hơn 7 năm làm việc, người nhân viên này vẫn không hiểu tại
sao mình không được tăng lương hay thăng cấp gì. Ba tháng sau, tình cờ
tôi lại đến siêu thị này nhưng không thấy anh nhân viên kia đâu nữa. Một
nhân viên khác bảo tôi: “Tháng trước công ty điều chỉnh lại nhân viên,
anh ta bị sa thải rồi, lúc ấy anh ta vẫn băn khoăn không hiểu tại sao”.
Vài tháng sau, tôi có dịp gặp lại người
nhân viên nọ ở một khu trung tâm buôn bán lớn, anh ta buồn rầu bảo tôi:
“Trong thời kì kinh tế khó khăn, đi tìm đã mấy tháng nay mà chẳng được
việc nào vừa ý”. Nói xong, anh ta vội vã cáo từ. Anh ta nói phải tham
gia một đợt phỏng vấn, mặc dù tính chất công việc này và công việc trước
không giống nhau, lương cũng không cao như trước nhưng anh ta phải nắm
lấy cơ hội này, nhất định không được đến muộn.
Bạn hãy thử nghĩ mà xem, nếu trước đây
anh ta biết trân trọng công việc của mình và chăm chỉ làm việc thì bây
giờ đâu phải khổ sở đi tìm việc như thế.
Ở đời có rất nhiều người gặp khó khăn
trong công việc và dễ dàng nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và
hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này
đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra.
Có nhiều người cả ngày chạy từ công ty
này sang công ty kia, nhưng chẳng phải vì họ làm việc quá bận rộn mà vì
họ chạy khắp nơi tìm việc làm. Đáng tiếc rằng, chỉ sau khi gặp phải
“tiếng sét giữa trời quang” họ mới thực sự tỉnh ngộ. Có nhiều người sau
khi thi trượt mới có được quyết tâm ôn luyện thật tốt, khi đứng trước
nguy cơ tan vỡ của hôn nhân mới biết quan tâm đến người bạn đời của
mình, và khi mất việc mới nhận thức được tầm quan trọng của sự nỗ lực
phấn đấu. Chỉ khi bước ra ngoài cuộc sống va chạm với tất cả mọi loại
người, người ta mới tiếp thu được những bài học quan trọng của cuộc sống
con người.
Người bình thường đều khó tránh thói
quen lười lao động, những người được giao việc cũng chẳng rỗi hơi nhìn
lại công việc của mình. Nếu không do hoàn cảnh bắt buộc, phần lớn mọi
người đều bằng lòng với những gì mình có chứ không đòi hỏi những thứ cao
hơn. Và khi tai họa đổ ập xuống đầu rồi, họ mới tự hỏi “Sao những thứ
xui xẻo luôn luôn rơi vào tôi?”
Kì thực, mỗi người luôn tiềm ẩn một khả
năng trở thành nhân viên ưu tú, và luôn có cơ hội được giao cho những
nhiệm vụ quan trọng. Cánh cửa của sự thăng tiến luôn mở rộng chờ đón tất
cả mọi người. Nhưng vì sao chúng ta cứ chờ đến khi chúng ta không lối
thoát, khi chúng ta bước đến đường cùng chúng ta mới chịu thay đổi thái
độ và phương pháp làm việc. Đừng để ánh sáng cuộc sống bình yên ngày một
mất đi, cũng đừng để những tai hoạ làm bạn gục ngã. Những người chăm
chỉ làm việc luôn biết cách nắm giữ vận mệnh của mình trong tay. Muốn
vượt lên những công việc bình thường, bạn cần có tài năng nhưng quan
trọng hơn, bạn cần có chí tiến thủ. Thế giới luôn rộng mở chào đón những
người chăm chỉ làm việc đến tận khi họ sức cùng lực kiệt.
Doanh nghiệp là hình thái kinh tế đặt
lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu. Để làm được điều đó, ông chủ luôn
phải sa thải đội ngũ nhân viên lười biếng, đồng thời thu hút cho công ty
đội ngũ nhân viên mới. Điều này đều nằm trong công tác chỉnh đốn hàng
ngày của bất cứ công ty nào. Dù công việc của bạn có bận rộn thế nào,
nếu chăm chỉ bạn sẽ là người chiến thắng, nếu không bạn sẽ bị sa thải,
mà điều này không chỉ đúng trong một nền kinh tế đang đi xuống ở trình
độ thấp mà ngay cả trong xã hội phát triển, điều này cũng không có gì
sai.
Hôm nay bạn không chăm chỉ làm việc,
ngày mai bạn sẽ phải nỗ lực tìm việc. Hãy trân trọng công việc hiện tại
của mình, cho dù chỉ để bạn tồn tại.
Theo: vienthong24h.com.vn
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment