(BNS)
Xuôi dòng từ cảng Rotterdam của Hà Lan, có một hàng rào chống bão, ngăn chặn nước
biển dâng lên. Hai nhánh hàng rào mắt cáo, mỗi nhánh dài bằng tháp Eiffel và nặng
gấp hai lần, cùng nhau làm thành cái mộc che chở cho thành phố trước những đợt
sóng tràn ngập vào. Đây là một trong những cấu trúc chuyển động dài nhất trên
thế giới.
Hàng
rào Maeslant, hay còn gọi là Maeslantkering, là một nỗ lực chống lũ lụt đã có từ
năm 1953, khi nước biển dâng lên qua các con đê nội địa và sát hại 1.800 nhân mạng.
Được hoàn tất năm 1997, công trình Delta Works tiêu tốn 7,5 tỉ USD – gồm hàng
loạt các đập, đê, sông đào, cửa cống và cửa đập – được thiết kế để ngăn chặn
thường xuyên thiên tai lũ lụt của quốc gia, một xứ sở có 2/3 cư dân sinh sống ở
những vị trí thấp hơn mực nước biển.
![]() |
Hàng rào khổng lồ Maeslantkering |
Nhưng
cho dù hàng rào lớn nhất đã được thử nghiệm, một sự cố đã trở thành rõ ràng là
vấn đề thay đổi khí hậu sẽ khiến cho một ngày nào đó nỗ lực này bị trở thành lỗi
thời. Năm 1995 và 1998, một số con sông đã dâng tràn qua các bờ, khiến cho rất
nhiều người phải di tản. Rồi đến năm 2005, Hà Lan đã chứng kiến cơn bão Katrina
phá hủy hoàn toàn New Orleans.
![]() |
Hàng rào Hartelkering trên kênh đào Hartel, dẫn tới cảng Rotterdam |
Mực
nước dâng lên là sự cố không chỉ xảy ra ở Hà Lan; chúng là một trong những vấn
đề được nhấn mạnh tại Hội nghị thay đổi khí hậu Liên hiệp quốc tổ chức ở
Copenhagen. Maldives, một đảo quốc đang bị chìm dần dưới những cơn sóng, và các
quốc gia từ Bangladesh cho tới Mỹ đều đang đối diện với các vấn đề xảy ra ở
vùng ven biển, là hậu quả của khí hậu đang nóng dần lên.
Luật
pháp Hà Lan đã quy định các khu vực đông dân cư nhất phải được bảo vệ tối đa về
lũ lụt. Nhưng những khí thải từ các xe hơi, nhà máy và xưởng sản xuất đang làm
thế giới nóng lên, và sự an toàn trở thành một mục tiêu bị dao động. Năm ngoái,
một thông tin về khí thải từ chính phủ ước tính rằng mực nước ở Biển Bắc có thể
sẽ dâng lên từ 0,65 m tới 1,5 m vào cuối thế kỷ này. Cảnh báo cho biết các con
sông trong nước có thể dâng lên gây nguy hiểm và nhu cầu hành động là “cấp thiết”.
![]() |
Những căn nhà dọc theo sông Meuse được thiết kế mặt nền có thể nâng lên và bồng bềnh theo sóng biển |
Tại
khu một khu vực trung tâm thành phố như Rotterdam, hải cảng lớn nhất châu Âu và
là trung tâm kỹ nghệ của Hà Lan, nơi dễ bị tổn thương nặng nề, với phần lớn các
khu lân cận đều thấp 7 m dưới mực nước biển. Các công viên và các sân chơi đã
được thiết kế biện pháp để hút nước lũ. Một bãi đậu xe thuộc khu thương mại của
thành phố được bố trí một bể lớn chứa nước ở phía dưới đoạn dốc đi vào của nó.
Tuy
nhiên, bí mật thành công chống lũ lụt của Hà Lan không phải là sự vững chắc của
các hàng rào. Ông Piet Dircke, nhà tư vấn xử lý nguồn nước đô thị ở Arcadis,
nói: “Bài học chính từ Hà Lan là tài trợ”. Ngân hàng thế giới ước tính rằng chi
phí hàng năm cho các quốc gia đang phát triển là từ 75 tới 100 tỉ USD để đối
phó với mực nước biển dâng cao. Nhưng các quốc gia giàu có đã miễn cưỡng để cam
kết các nguồn tiền tài trợ. Trong quá trình đàm phán, Hà Lan thuộc trong số những
quốc gia đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đối phó. Hơn bất kỳ ai hết,
họ biết rõ cần phải làm những gì.
V.T
(Time, 23-11-2009)
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment