Ngày
27.9.2012, lần thứ 2 Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị dành cho kiều bào, để đẩy mạnh
hơn nữa việc thu hút nguồn lực này trong công cuộc xây dựng, hiện đại hóa đất
nước.
Khoảng 750 kiều bào từ khắp nơi trên thế giới đã về tham dự.
Cần
sự đối đãi thật lòng
Ông
Khoa Nguyễn, hiện là GĐ Cty tư vấn tài chính VietRiver tại New Zealand kiêm Chủ
tịch Hiệp hội kinh tế ASEAN - New Zealand đã bỏ một tuần làm việc để bay về Việt
Nam tham dự hội nghị. Ông cho biết sẽ trình bày một tham luận để “góp ý thu hút
thêm nhiều kiều bào trở về xây dựng quê hương. Khi tôi nghĩ đến việc trở về với
Việt Nam, tôi hoàn toàn muốn đóng góp sức mình cho quê nhà, chứ chưa nghĩ đến
việc thu lại lợi ích tài chính nào cả. Tuy vậy, tôi nghĩ nhà nước mình vẫn cần
phải xem lại những đối sách, đãi ngộ với kiều bào. Làm sao để chúng tôi thấy
mình được trân trọng thật lòng khi trở về quê nhà”
Ông
Khoa bỏ tiền túi mua vé máy bay hạng thương gia để bay về Việt Nam tham gia hội
nghị, nhưng “về đây tôi phải chia phòng khách sạn, đã rất hẹp, với một người
khác”. Chuyện này rất nhỏ, nhưng cũng đáng suy nghĩ trong cách đối xử với kiều
bào đang muốn trở về xây dựng quê hương” - ông Khoa nói.
Hội
nghị năm nay có chủ đề: “Tầm nhìn đến năm 2020: Cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước”. Hội nghị người VN ở NN lần thứ hai
là dịp để Nhà nước khẳng định kiều bào thực sự là nguồn lực cần thiết cho đất
nước trong phát triển.
“Nhà
nước cần phải có những đối xử đúng mực, lắng nghe hoặc thậm chí chấp nhận những
ý kiến khác biệt của trí thức” - TS Trần Hà Anh - CLB Khoa học và kỹ thuật người
Việt Nam ở nước ngoài - phát biểu. Với những kiều bào chúng tôi tiếp xúc tại hội
nghị, tất cả đều cho rằng, bên cạnh những cải cách về cơ chế, nâng cao cơ sở hạ
tầng thì điều quan trọng không kém đó là phải có “tư duy mở và sự tin tưởng” đối
với những đóng góp ý kiến của các trí thức xa xứ. Hầu hết các tham luận tại hội
nghị lần này đều tập trung vào chủ đề phát triển kinh tế, tiếp đó là giáo dục,
nâng cao nguồn nhân lực, bảo tồn văn hóa Việt Nam ở nước ngoài...
Tầm
nhìn đến 2020
Việt
Nam hiện nằm trong 16 nước nhận được lượng kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2011, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt trên 9 tỉ USD. Hiện có hơn 4,5 triệu
người Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ.
Người Việt ở nước ngoài đã bắt đầu chuyển sang thế hệ thứ 2. Đây là thế hệ trưởng
thành, được đào tạo và làm việc trong môi trường hiện đại, một nguồn lực rất lớn
mà không phải quốc gia nào cũng có
Về
dự hội nghị có đông đảo nhân sĩ, trí thức và doanh nhân Việt kiều. Ảnh: Giản
Thanh Sơn
“Tôi
rất mong muốn tổ chức được những chuyến trao đổi giữa thanh niên trong nước và
người Việt ở Thái Lan, để cả hai có thể học hỏi, tiếp xúc lẫn nhau” - ông Nguyễn
Văn Thắng - Cố vấn Hội May mặc Thái Lan phụ trách về VN - nói.
Ông
Thắng năm nay 55 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Thái Lan và nói được rất ít tiếng
Việt. Ông cho biết, cuối năm nay ông sẽ tổ chức một hội chợ hàng may mặc giữa
Việt Nam và Thái Lan, để “các doanh nghiệp nhà mình có thể quảng bá hàng hóa ở
thị trường Thái Lan”.
Không
chỉ có các kiều bào, rất nhiều đại diện của chính quyền trong nước cũng có những
tham luận để giới thiệu các chính sách, chủ trương của Nhà nước đối với bà con
Việt kiều. Vấn đề biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ cũng được nhắc đến tại hội nghị lần
này.
Thiếu
tướng Nguyễn Thanh Tuấn - Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng - đã có buổi
báo cáo trước các đại biểu về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo. Hội
nghị cũng đưa ra những biện pháp bổ sung, sửa đổi các quy định về quốc tịch, tạo
thuận lợi cho kiều bào đầu tư, mua nhà ở tại Việt Nam. Đồng thời, tăng cường cải
cách thủ tục hành chính, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, dạy và học tiếng Việt của
cộng đồng.
![]() |
Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan chụp hình lưu niệm với các đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh: Giản Thanh Sơn |
Lê
Trường Sơn - kiều bào Nga, TGĐ Cty TNHH đầu tư Incentra - LB Nga: LB Nga là một
thị trường có tiềm năng rất lớn. Hàng Việt Nam hiện đang nhận được nhiều sự
quan tâm của người tiêu dùng ở Nga do chất lượng khá tốt, giá thành vừa phải. Để
đưa các hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam vào thị trường Nga, thì các trung
tâm thương mại Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng.
Alan
Phan - kiều bào Mỹ, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA: Chính phủ hãy tin vào khả năng
kinh doanh của người dân, họ dư sức đưa nền kinh tế này vào quỹ đạo của các nước
tiến bộ và qua mặt những đối thủ cạnh tranh tại ASEAN cũng như toàn cầu. Hãy tạo
điều kiện cho họ bằng chính sách thuế khóa công bằng và thủ tục hành chính đơn
giản, minh bạch.
Johnathan
Hạnh Nguyễn - kiều bào Philippines - Chủ
tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IMEX
PAN PACIFIC GROUP INC): Phải tiếp tục và kiên trì việc cải cách thủ tục hành
chính, trọng tâm là xoá bỏ các thủ tục rườm rà, phiền nhiễu hay phân biệt đối xử
của một số cơ quan công quyền, gây phản cảm và làm mất lòng tin đối với Việt kiều.
Tốt nhất là phát huy cơ chế “một cửa”. Chính phủ cần có nhiều chính sách ưu
đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào trẻ gắn bó với quê hương, giữ bản sắc
văn hóa, giữ tiếng Việt, trở về Việt Nam kinh doanh và đầu tư. Phải có hình thức
khen thưởng động viên kịp thời, tương xứng với những thành tích đóng góp có hiệu
quả của kiều bào.
Nguyễn
Hoài Bắc - kiều bào Canada, TGĐ CTCP phát triển và đầu tư Đại Sơn: Chúng ta vẫn
còn không ít những vướng mắc cần kịp thời
tháo gỡ, xử lý nghiêm túc để các văn bản pháp luật thực sự đi vào đời sống:
Ví dụ như trong công tác bảo hộ công dân, người Việt Nam ra nước ngoài đi công tác, du lịch khi họ
gặp phải sự cố. Hoặc trong lĩnh vực thu hút đầu tư kiều bào: Khi gặp kiện tụng,
tranh chấp với các đối tác tại VN, kiều bào
còn mang nặng tâm lý lo lắng phần thua thiệt rơi về
phía mình, mặc dù họ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Và kể cả khi họ thắng kiện thì việc thi hành án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp theo
phán quyết của tòa án, họ cũng còn phải chờ đợi mòn mỏi mà chưa chắc, hay nhiều
khi là không lấy lại được những gì đã mất.
T.L.T ghi
Viết và chia sẻ bình luận:
Like để cập nhật các bài viết qua facebook. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, ủng hộ!
Blogger Comment
Facebook Comment