
Ban nghiên cứu chiến lược và phát triển công nghệ Thuỷ Lợi
(Viện khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam)
(Viện khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam)
Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước là một vấn đề đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nước ta cũng vây, mặc dù có nguồn tài nguyên nước vào loại trung bình và có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng hiệu quả sử dụng nước còn chưa cao bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần khá lớn lượng nước ngọt bị lãng phí do đổ tự do ra biển theo các cửa sông.
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi bất lợi và thảm phủ rừng bị suy thoái, nguồn nước ngọt từ thượng nguồn chảy về đồng bằng ngày càng giảm, tình trạng thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra ở các vùng châu thổ. Do đó hệ thống công trình ngăn sông có một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi bất lợi và thảm phủ rừng bị suy thoái, nguồn nước ngọt từ thượng nguồn chảy về đồng bằng ngày càng giảm, tình trạng thiếu nước ngọt đã và đang xảy ra ở các vùng châu thổ. Do đó hệ thống công trình ngăn sông có một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Từ trước đến nay hầu hết các công trình ngăn sông đều ứng dụng công nghệ truyền thống. Công nghệ này chỉ phù hợp cho điều kiện ngăn sông vừa và nhỏ còn với những con sông lớn thì ứng dụng công nghệ này sẽ gặp nhiều khó khăn không dễ khắc phục được. Trong tình hình như vậy, nhóm nghiên cứu thuộc Ban chiến lược & Phát triển Công nghệ Thuỷ lợi - Viện Khoa học Thuỷ lợi do GS.TS Trương Đình Dụ chủ trì đã nghiên cứu đề xuất hai công nghệ ngăn sông mới là đập trụ đỡ và đập xà lan. Những công nghệ này thích hợp cho việc xây dựng các công trình ngăn sông lớn, lòng sông rộng và sâu, đất nền mềm yếu.

Đập xà lan: làm việc theo nguyên

-----------------------------
Blogger Comment
Facebook Comment